Tháp Po Sah Inư nằm trên ngọn đồi Bà Nài. Qua thời gian, tháp vẫn giữ nguyên nét cổ kính, trầm mặc và có một chút bí ẩn. Với niên đại từ đầu thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ IX, tòa tháp cổ kính này được xem là một trong những đền tháp cổ kính nhất ở Bình Thuận.

Tháp Po Sah Inư là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt, mang phong cách kiến trúc cổ Hòa Lai. Đây là một trong những địa điểm du lịch Phan Thiết nổi tiếng mà bất kỳ du khách nào cũng muốn ghé qua khi đến Bình Thuận. 

1. Tháp Po Sah Inư ở đâu?

Tháp Po Sah Inư cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 7km về hướng Đông Bắc, nằm trên đồi Bà Nài, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Nơi đây còn có tên gọi là tháp Bà Tranh hay tháp Chăm Phố Hài, là một trong những địa điểm nổi tiếng của khách du lịch Phan Thiết.

Để đến được tháp Po Sah Inư, du khách có thể di chuyển từ trung tâm đến tháp bằng taxi, chỉ mất khoảng 30 phút là bạn đã đến nơi. Nếu bạn đi bằng xe cá nhân, bạn có thể đi theo tuyến đường Võ Nguyên Giáp để đến tham quan tháp Po Sah Inư.

Khi đến đây, bạn sẽ bất ngờ trước quần thể di tích cổ kính, các tòa tháp được làm hoàn toàn từ gạch nung nhuốm màu thời gian. Nhờ vẻ đẹp kỳ bí đặc biệt, tháp Po Sah Inư được mệnh danh là biểu tượng kiến trúc, văn hóa Champa xưa.

2. Giờ mở cửa, giá vé tháp Po Sah Inư

Tháp Po Sah Inư giá vé bao nhiêu? Tháp Po Sah Inư mở cửa các ngày trong tuần. Du khách sẽ phải mua vé ở ngoài cổng trước khi vào tham quan. 

  • Giờ mở cửa: 7h00 – 17h00
  • Giá vé tham khảo: 10.000 – 15.000 VNĐ/người

3. Truyền thuyết về tháp Chăm Po Sah Inư

Tháp Chăm Po Sah Inư gắn liền với một truyền thuyết được nhiều người dân Bình Thuận biết đến. Xưa kia vùng đất này là nơi sinh sống của nhân dân vương quốc Champa. Pô Sah Inư, cô công chúa xinh đẹp, dịu dàng của quốc vương đã đắm chìm trong tình yêu với chàng trai Po Sahaniempar, một lãnh chúa theo đạo Hồi từ vùng Gia Lâm. Mặc dù đối mặt với những trở ngại về tôn giáo, tình yêu chân chính của họ đã chiến thắng. 

Nhưng sau đó, Thái tử Podam (em trai công chúa) đã khiến đôi uyên ương phải chia rẽ. Mặc cho Pô Sah Inư cố gắng hòa giải, trái tim của Po Sahaniempar đã bị chinh phục bởi một người phụ nữ khác. Nàng trở về, sống một cuộc sống bình yên và truyền dạy cho dân chúng cách trồng trọt, dệt vải, chăn nuôi…

Để tưởng nhớ công ơn và tài năng của công chúa Pô Sah Inư, người dân đã xây dựng một ngôi đền để tưởng nhớ đến cô. Hằng năm vào mùa vụ Katê, người dân tổ chức lễ hội tại đền Pô Sah Inư để ăn mừng và vinh danh công chúa xinh đẹp với lòng nhân ái.

4. Khám phá kiến trúc tháp bà Po Sah Inư Bình Thuận

Tháp Pô Sah Inư có lối kiến trúc Hòa Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Champa. Quần thể này hiện có 3 tháp nhưng chỉ có tháp lớn nhất còn khá nguyên vẹn, 2 tháp còn lại đã phần nào bị hư hỏng.

4.1. Tháp A thờ thần Shiva

Tháp A là tòa tháp lớn nhất ở đây, nơi thờ thần Shiva với bộ Linga – Yoni bằng đá đen nguyên khối. Tháp có 3 tầng và cao khoảng 16m. Mặt đế tháp hình vuông, càng lên cao càng nhỏ lại. Ở giữa phần mái có 4 lỗ thông khí, tượng trưng cho sự hòa hợp giữa đất trời và thần linh. Những viên gạch xây tháp đều được xếp lại một cách khéo léo mà không cần bất kỳ chất kết dính nào. Cửa tháp có thiết kế hình vòm cong với vô vàn họa tiết chạm khắc tinh xảo.

4.2. Tháp B thờ thần Bò và thần Nandin

Tháp B cũng có kết cấu 3 tầng nhưng có kích thước nhỏ hơn tháp A. Tháp vẫn mang nét kiến trúc đặc trưng với gạch nung đỏ, cửa hình vòm và họa tiết điêu khắc của người Champa. Trước kia, bên trong tháp có tượng thờ bò thần Nandin nhưng hiện tại đã không còn. Phía trước tháp B có khoảng sân rộng, là nơi để người dân dựng rạp trong lễ Katê. 

4.3. Tháp C thờ thần Lửa

Tháp C là tháp nhỏ nhất, nằm sát bên tháp chính, thờ thần Lửa. Tháp chỉ cao khoảng 5m và có 1 tầng. Sau nhiều lần sụp đổ, bào mòn, nơi thờ thần Lửa đã có được hình dáng tương tự ban đầu. Đây là nơi người dân để lễ vật trước khi tiến vào tháp chính làm lễ.

5. Các lễ hội độc đáo ở tháp Po Sah Inư

Khi ghé thăm tháp Po Sah Inư du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tòa tháp cổ Champa mà còn được tham gia vào những lễ hội dân gian đặc sắc. 

  • Lễ hội Kate: Đây là lễ hội truyền thống của người Chăm diễn ra vào tháng 10 hàng năm (ngày 1/7 theo lịch Chăm). Lễ hội Kate là dịp để tưởng nhớ công chúa Pô Sah Inư và cầu nguyện cho sự bình an và may mắn. Trong lễ hội, người dân tham gia các hoạt động tôn giáo, múa hát, nhảy múa và các trò chơi dân gian truyền thống.
  • Lễ Rija Nưgar (Tết Nguyên đán của người Chăm), Poh Mbăng Yang (Lễ mở cửa tháp): Hai lễ hội này sẽ diễn ra vào dịp đầu năm với nhiều hoạt động văn hóa đặc biệt.
  • Các chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng, mừng xuân”: Biểu diễn nhạc cụ truyền thống và múa dân gian của người Chăm.

Dù đã trải qua biết bao thăng trầm, tháp Po Sah Inư đứng giữa đất trời đầy nắng gió vẫn là một biểu tượng văn hóa đặc biệt của Bình Thuận. Nếu như bạn chưa biết đi Phan Thiết chơi ở đâu thì hãy lưu ngay thông tin về tháp Poshanư Bình Thuận giá vé, địa chỉ… để có được một chuyến du lịch thật trọn vẹn nhé!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY TNHH MTV ILACA

Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, KP.1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.

Số điện thoại: 0797 902 282 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)

Email: saleninhthuantravel@gmail.com

Website: https://ilaca.vn/

Zalo: 0797.902.282 (Ninh Thuận Travel) – 0888.246.685 (ILACA)