Mục lục
Núi Cô Tô An Giang nơi mở ra cánh cổng thiên đường tuyệt mỹ
Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) là một địa điểm tuyệt vời khi du lịch An Giang. Bởi chỉ với một nơi này bạn đã có đủ các trải nghiệm thú vị như: ngắm bình minh, hoàn hồn, cảnh huyện Tri Tôn nhỏ bé, cắm trại, săn mây,… Cùng ILACA tìm hiểu còn điều gì hấp dẫn hơn không nhé!
Sở hữu thắng cảnh tuyệt đẹp cùng những di tích lịch sử cách mạng hào hùng như: Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, công viên Mỹ Thới… nên An Giang hằng năm thu hút rất nhiều bạn đến tìm cho mình phút giây thư giãn và lưu lại những bức ảnh ấn tượng. Nét chấm phá đầy ấn tượng trong khi du lịch An Giang chính là ngọn núi Cô Tô thơ mộng. Tại đây, bạn có thể ngắm hoàng hôn, phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh huyện Tri Tôn.
1. Sơ lược về núi Cô Tô An Giang (Phụng Hoàng Sơn)
1.1 Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) ở đâu?
Địa chỉ: Thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Núi Cô Tô có khá nhiều tên như: Núi Tô, Phụng Hoàng Sơn và gọi theo tiếng Khmer là Phnom-Ktô. Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) nằm trong dãy Thất Sơn – Bảy Núi nổi tiếng. Ngọn núi này đạt đến độ cao trên 614m và sở hữu chiều dài lên đến 5.800m và rộng khoảng 3.700m. Không những thế, nơi đây còn được tạo hóa ban tặng hàng trăm hệ thống hang động vững chắc khiến bao nhiêu người đổ xô đến đây để chiêm ngưỡng.
1.2 Câu chuyện truyền thuyết của núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn)
Đến với núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), bạn sẽ được người dân nơi đây kể về câu chuyện truyền thuyết lý thú của nơi đây. Tương truyền rằng vào các đêm trăng sáng thì các nàng tiên nữ xinh đẹp sẽ hạ phàm xuống vùng núi Thất Sơn để vui đùa và dạo chơi. Một hôm nọ, các nàng chơi ném đá khiến nơi này mọc lên một ngọn núi nhỏ mang hình dạng thú vị. Đó cũng chính là truyền thuyết về sự hình thành của Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) được lưu truyền đến ngày hôm nay. Một giả định khác không liên quan gì đến truyền thuyết, chính là do địa điểm này có hình dáng giống như cái tô lật úp, nên gọi là núi Tô.
1.3 Hướng dẫn di chuyển đến núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn)
Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) không có địa chỉ chính xác như những nơi khác nhưng với kích thước khổng lồ của nó thì bạn đã có thể dễ dàng nhìn thấy rồi! Bạn bắt đầu đi từ hướng Long Xuyên, sau đó men theo đường Tỉnh lộ 943 xuôi về thị trấn Núi Sập. Tại vị trí này, bạn có thể hỏi người dân về đường đi đến núi Tô. Thật ra thì có rất nhiều hướng dẫn tới núi, tuy nhiên với con đường Tỉnh lộ 943 thì bạn sẽ được trải nghiệm nhiều hơn.
2. Những mỹ cảnh tại Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn)
2.1 Cảnh đẹp dọc trên đường leo núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn)
Nằm giữa những cánh đồng bông lúa trổ mã phủ màu vàng ươm, ngọn núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) khoác trên mình vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng cũng chẳng kém phần quyến rũ. Những ngôi nhà nơi đây được xây dựng trên các vách đá dựng đứng. Tán cây đung đưa theo từng đợt gió làm người ta liên tưởng đến từng cơn sóng vỗ. Khi đến nơi, chắc chắn khung cảnh nơi này sẽ khiến bạn choáng ngợp bởi sự hùng vĩ của nó.
Hình thức leo núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) cũng rất đa dạng, bạn có thể chọn đi bộ, xe ôm hay xe máy tự túc đều được cả. Nếu bạn chưa chuẩn bị cho mình một “chiến mã” thì có thể thuê xe tự quản lý, nơi này có bảng giá niêm yết rõ ràng và tiền được tính theo độ cao của núi. Theo kinh nghiệm du lịch An Giang của MIA.vn thì chúng mình khuyên bạn nên chọn phương thức đi xe máy để tiết kiệm thời gian. Chỉ với vài tiếng đồng hồ, bạn đã có thể đi hết các điểm nổi bật và chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt mỹ của Phụng Hoàng Sơn rồi đấy! Còn đối với các tín đồ yêu thích loại hình du lịch khám phá thì đi bộ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Bạn có thể đi men theo những hàng cây cổ thụ, bậc thang, ngôi chùa và cảm thụ khí trời thanh mát. Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) không đòi hỏi bạn phải đi qua nhiều địa hình khó nhằn cũng với lối mòn hiểm hóc nhưng quãng đường di chuyển thì cực kỳ dài. Nếu đi bộ, bạn phải mất hẳn 1 ngày mới có thể khám phá hết các ngóc ngách của ngọn núi này. Đặc biệt, bạn đừng quên chuẩn bị cho bản thân một đôi giày leo núi chuyên dụng đấy nhé!
2.2 Sân Tiên
Ở khu vực Sân Tiên gần điện Năm Căn có chữ “TRI TÔN” nổi bật trở thành điểm check-in gây chao đảo các bạn trẻ suốt thời gian qua và được ví von như “cánh cửa thiên đường”. Mỗi chữ cái cao khoảng 7m, nằm trên bệ đỡ 1,5 – 2m, ngoài ra còn có lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời và rào chắn bảo vệ. Nó nổi bật đến nổi nhìn từ chân núi vẫn có thể thấy rõ chữ “TRI TÔN”. Ngược lại, từ vị trí chữ “TRI TÔN” bạn có thể phóng tầm mắt ra xa và quan sát được toàn cảnh phía dưới, nào là cánh đồng bạt ngàn, bức tranh sông nước hữu tình…. Chưa dừng lại ở đó, nơi đây còn là địa điểm lưu giữ dấu chân phải khổng lồ được in trên đá. Còn dấu chân trái còn lại được hằn lên trên đá của núi Cấm (Thiên Cấm Sơn). Để thấy được dấu chân này, bạn phải ra phía mép đá ngoài cùng rồi ghé qua bàn thờ trên Sân Tiên.
Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) được nhiều bạn trên khắp cả nước chọn là nơi chiêm bái bởi nơi đây có rất nhiều ngôi chùa và miếu thờ linh thiêng cũng những câu chuyện tâm linh huyền bí. Không chỉ vui chơi khám phá, đến với Phụng Hoàng Sơn bạn sẽ được phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi và tìm hiểu về đời sống tu tập tại nơi đây. Nơi đây xứng đáng là một trong các địa điểm bạn nên đi trong chuyến hành hương An Giang 1N1Đ.
2.3 Vồ Hội
Từ điện Năm Căn, bạn đi lên khoảng trăm bậc đá nữa sẽ gặp miếu Bà Cố và Vồ Hội (tên thường được gọi là Dồ Hội). Vồ Hội Lớn và Vồ Hội Nhỏ là hai tảng đá lớn của núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), nó to đến nổi khi mới đi trên đường vào hồ Soài So bạn đã nhìn thấy nó. Sân đá này dành cho việc thờ cúng Phật và những vong linh đã mất. Vì vậy, bạn có thể thấy trên bệ đá hình kim tự tháp có nhiều câu thư pháp để tưởng nhớ những người đã đi qua thế giới bên kia.
Khi đến đây, bạn hãy thả hồn vào gió và chiêm ngưỡng toàn bộ cánh đồng Tà Pạ đang trải ra trước mắt. Tại độ cao khủng của nơi này, bạn cũng có thể nhìn thấy núi Cấm và Tà Pạ ở phía đối diện. Muốn ngắm bình minh thì hãy đến Vồ Hội nhỏ, còn chiêm ngưỡng hoàng hôn thì Vồ Hội lớn là sự lựa chọn tuyệt vời, hai nơi này chỉ cách nhau tầm 50 mét nên cũng tiện cho việc di chuyển. Ngoài ra, sau khi hành hương tại Vồ Hội lớn thì bạn có thể ghé Vồ Hội nhỏ thả dáng “sống ảo” vô tư vì nơi này khá vắng người.
2.4 Hồ Soài So
Thời điểm hoàn mỹ nhất để ghé thăm hồ Soài So chính là vào mùa nước nổi từ tháng 9 – 11. Nước hồ Soài So trong đến mức nhìn được thấu cả đáy của nó. Lúc này lưu lượng nước của hồ Soài So cao nên trong xanh hơn ngày thường. Mặt hồ thỉnh thoảng nổi lên vài gợn sóng lăn tăn khi có những làn gió thổi qua. Từ đây nhìn lên, bạn sẽ thấy núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) hùng vĩ. Nơi đây sẽ là địa điểm lý tưởng để bạn ngồi thư giãn, nạp lại năng lượng sau khi xuống chân núi. Nhìn cảnh sắc nơi này, chắc hẳn bạn sẽ hiểu lầm đây là tuyệt tác của thiên nhiên. Nhưng không, đây chính là hồ nước ngọt nhân tạo dùng để chặn dòng chảy của suối Vàng, suối Bạc và phục vụ tưới tiêu cho khu vực núi Tô trong mùa khô hạn.
CÔNG TY TNHH & MTV ILACA.
Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, KP.1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.
MST/GPKD: 4500667920
Số Điện Thoại: 0888246885 (Điều hành Tour) – 079 79 022 82 (Ms Hằng)
Email: truyenthongcmc@gmail.com
Website: https://ilaca.vn/
Zalo: 0888246685