Mục tiêu marketing là gì ? Phân loại mục tiêu trong marketing

Marketing được xem là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp và thị trường, giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vì thế, khi triển khai bất kỳ một dự án, chiến dịch marketing nào, các marketers luôn phải xác định mục tiêu rõ ràng. Vậy mục tiêu marketing gồm những loại nào? Đặc điểm cơ bản của từng loại ra sao? 

Mục tiêu marketing (marketing objectives) là gì?

Mục tiêu marketing (marketing objectives) là gì
Mục tiêu marketing (marketing objectives) là gì

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa marketing goals (mục đích marketing) và marketing objectives (mục tiêu marketing). Vậy 2 khái niệm này được định nghĩa như thế nào và khác nhau ra sao:

  • Marketing goals: nói một cách vắn tắt là mục đích marketing. Tức là dựa vào marketing goals, doanh nghiệp sẽ định hình nên chiến lược marketing, từ đó doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ kênh marketing như tăng doanh số, tiếp cận với nhiều đối tượng…. 
  • Marketing objectives: marketing objectives là gì? Đây là mục tiêu được xây dựng nên để đảm bảo theo nguyên tắc SMART cho một kế hoạch hoặc chiến dịch marketing. Nói một cách đơn giản thì marketing objectives là tất cả những gì mà doanh nghiệp đang cố gắng đạt được, được lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng; có deadline và có cách thức để hoàn thành. 

Một cách phân biệt rõ ràng hơn để bạn có thể thấy rõ sự khác nhau giữa 2 cụm từ này:

  • Marketing goals: mở rộng thị trường, lượng khách hàng mới tăng lên;
  • Marketing objectives: lượng khách hàng mới tăng thêm 20% trong 3 tháng đầu năm. 

Hay Mareo McCracken cũng đã từng nhận định về mục tiêu của marketing một cách dễ hiểu như sau: mục tiêu được đặt ra trong marketing nhằm hướng dẫn các marketers một cách rõ ràng, không bị vô định giữa các công việc. Nếu không lập mục tiêu, chúng ta sẽ cảm thấy mông lung và làm cho mọi thứ trở nên lẫn lộn. 

⇒ Xem thêm:

Marketing Research là gì? Quy trình nghiên cứu thị trường trong marketing

Mô tả công việc của trưởng phòng Marketing đầy đủ và chi tiết nhất

KOL KOC là gì?

Mục tiêu marketing có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?

  • Tăng lượng tiêu thụ (consumption): có 2 cách thức để tăng lượng tiêu thụ đó là tăng lượng tiêu thụ mỗi lần dùng (dosage) và tăng tần suất sử dụng sản phẩm/dịch vụ (frequency). 
  • Tăng mức độ thâm nhập thị trường (penetration): mục tiêu của marketing có tác dụng hoạch những chiến lược nhằm thu hút người tiêu dùng mới. Các chương trình trade marketing đã giúp không ít doanh nghiệp tạo nên hiệu ứng tích cực, thường là tặng hàng dùng thử, giảm giá sâu… sau đó kết hợp với các phương thức truyền thông mạnh mẽ. 
  • Tăng giá trị sử dụng (value): mục tiêu marketing có tác dụng khuyến khích người tiêu dùng trả giá cao hơn đối với các sản phẩm mới, sản phẩm có các tính năng hiện đại hoặc những sản phẩm được định vị ở phân khúc cao cấp. 
  • Tăng mức độ trung thành (loyalty): nhờ việc xây dựng mục tiêu, bạn sẽ xây dựng được các chiến lược marketing phù hợp để thuyết phục khách hàng. Đặc biệt là tổ chức những chương trình, ưu đãi dành riêng cho khách hàng trung thành để tăng mức độ tin cậy của khách hàng đối với thương hiệu.  
  • Mục tiêu marketing được xây dựng đúng hướng thì mục tiêu kinh doanh đạt được dễ dàng: chẳng hạn như khi thị trường bão hòa, để đạt được mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải thực hiện hàng loạt các chiến lược để đạt mục tiêu trong marketing. 

Phân loại mục tiêu trong marketing

Vì nhu cầu của doanh nghiệp rất đa dạng nên cần phải phân loại thành từng nhóm để từ đó xây dựng mục tiêu marketing chi phù hợp. Có 3 nhóm mục tiêu chính: mục tiêu truyền thông, mục tiêu quản trị và mục tiêu xây dựng mối quan hệ. 

Phân loại mục tiêu trong marketing
Phân loại mục tiêu trong marketing

Nhóm mục tiêu truyền thông, quảng bá

Mục tiêu xây dựng thương hiệu

  • Tạo nên sự nhận biết

Trước hết là bạn phải làm cho khách hàng nhận diện được thương hiệu của bạn và ghi nhớ một cách dễ dàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp rất cần đến bộ nhận diện thương hiệu bởi chúng có thể tạo nên sự sáng tạo, khác biệt. Nên đặt mục tiêu xây dựng sự nhận biết từ khi vừa launching sản phẩm, dịch vụ mới hoặc khi sản phẩm vừa mới xâm nhập vào thị trường. Mục tiêu này thành công xem như doanh nghiệp đã thành công được bước đầu trong giai đoạn quảng bá thương hiệu. Vậy để đạt được thành công đó, hãy tìm câu trả lời cho các câu hỏi này:

  • Doanh nghiệp của bạn đang có vị trí như thế nào? Đem đến lợi ích gì? Sản phẩm/dịch vụ đó có khác biệt không, khác biệt ra sao?
  • Nhóm khách hàng nào sẽ tiếp nhận thương hiệu của bạn? Hình thức tiếp nhận như thế nào? 
  • Cho dù là thương hiệu nào, khi đã xác định được câu trả lời cho những câu hỏi trên, mục tiêu nhận diện thương hiệu đã hoàn tất một cách hoàn hảo.
  • Tạo sự quan tâm 

Tức là bạn cần phải tác động vào thái độ của khách hàng. Mục tiêu này chính là bước thứ 2 trong mục tiêu marketing của doanh nghiệp khi khách hàng đã nhận biết về sản phẩm. So với mục tiêu nhận biết thì việc tạo sự quan tâm lại khó thực hiện hơn bởi cần phải có những tác động đến suy nghĩ của khách hàng. Chính vì thế các marketers cần phải tìm ra được sự “liên kết” giữa thương hiệu với nhu cầu khách hàng, từ đó thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng. 

Cũng tương tự như mục tiêu tạo nên sự nhận biết, doanh nghiệp nên tự trả lời cho những câu hỏi sau:

  • Mô tả nhóm khách hàng của bạn như thế nào? Hành vi, sở thích, thu nhập… 
  • Thông điệp của thương hiệu gửi đến khách hàng là gì?
  • Cách tiếp cận nào được xem là sáng tạo, tự nhiên để thương hiệu có thể kết nối thành công với khách hàng?  
  • Gợi ý một vài mục tiêu xây dựng thương hiệu trong marketing:
  • Mục tiêu nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu;
  • Mục tiêu định vị và xây dựng những giá trị gắn liền với thương hiệu;
  • Mục tiêu nâng cao uy tín của doanh nghiệp bằng những chương trình gây quỹ, tài trợ chương trình. 

Mục tiêu thuyết phục

Sau khi đạt được 2 mục tiêu đầu tiên trong mục tiêu xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần đưa ra những thông tin có tính thuyết phục để tăng độ tin cậy của khách hàng đối với thương hiệu. Như vậy, giai đoạn này doanh nghiệp sẽ phải tiếp cận gần hơn với khách hàng để có thể xóa bỏ những rào cản, nghi ngờ của khách hàng khi tìm hiểu về thương hiệu của bạn. 

  • Đối với thương hiệu mới thâm nhập vào thị trường: doanh nghiệp chỉ được xem là đã đạt được mục tiêu này khi khách hàng nhận biết được sản phẩm và muốn tìm hiểu nhiều hơn về thương hiệu.  
  • Đối với doanh nghiệp đã tồn tại trên thị trường và số lượng đối thủ cạnh tranh nhiều thì doanh nghiệp phải định vị được thương hiệu của mình. Từ đó tạo ra được chỗ đứng riêng biệt trên thị trường. 

Để có thể đạt được mục tiêu marketing trong khâu thuyết phục, bạn cần phải xác định được: 

  • Lợi ích bạn dành cho thị trường là gì? 
  • Thông tin chi tiết về doanh nghiệp, thương hiệu và sản phẩm như thế nào? 
  • Sản phẩm/dịch vụ đó khác biệt như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh?
  • Gợi ý một vài mục tiêu thuyết phục trong marketing:
  • Mục tiêu thuyết phục khách hàng sử dụng, trải nghiệm sản phẩm mới;
  • Mục tiêu thuyết phục khách hàng trải nghiệm sự kiện, tham gia các chương trình hội nghị, hội thảo;
  • Mục tiêu thuyết phục khách hàng tải và cài đặt ứng dụng của thương hiệu vào điện thoại. 

Mục tiêu truyền đạt thông điệp

  • Chuyển đổi hành động 

Đây là mục tiêu cuối cùng trong nhóm mục tiêu truyền thông, quảng bá thương hiệu. Trước hết bạn cần phải “chuyển đổi hành động” của khách hàng. Tức là không chỉ dừng lại ở mức nhận thức, đồng tình với lợi ích của sản phẩm mà phải khiến cho khách hàng cảm thấy yêu mến, khen ngợi. Hay thậm chí là truyền miệng sản phẩm đến mọi người và tương tác với thương hiệu. 

Mục tiêu truyền đạt thông điệp
Mục tiêu truyền đạt thông điệp

Thương hiệu có thể tổ chức các sự kiện lớn, hướng đến mass media. Với tác dụng kích thích sự hứng khởi của khách hàng để họ không chỉ cổ vũ thương hiệu và còn giúp giới thiệu thương hiệu với mọi người. Như vậy thì mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng trở nên gắn kết hơn, đồng thời thông điệp cũng được lan truyền sâu rộng hơn. 

  • Củng cố thương hiệu 

Củng cố thương hiệu là làm cho thương hiệu ngày càng vững chắc, sâu đậm hơn. Hay nói đúng hơn là nâng tầm mối quan hệ của khách hàng với thương hiệu. Không chỉ đơn thuần là hài lòng, sẵn sàng cổ vũ mà có niềm tin vững chắc, trung thành với thương hiệu hơn. 

Tóm lại, mục tiêu marketing để truyền thông, quảng bá thương hiệu mang tính gợi nhớ, làm cho ấn tượng về thương hiệu trong khách hàng ngày càng sâu đậm hơn. Nếu nói về mục tiêu này, chắc không thể không nhắc đến Coca và Pepsi, 2 thương hiệu đã làm khá tốt mục tiêu quảng bá thương hiệu. Trong từng mục tiêu nhỏ, thương hiệu phải tỉ mỉ đến từng chi tiết bởi xây dựng thương hiệu là cả một quá trình dài.

Gợi ý một vài mục tiêu truyền đạt thông điệp trong marketing

  • Mục tiêu thông báo đến khách hàng về sự kiện ra mắt sản phẩm mới;
  • Mục tiêu thông báo đến khách hàng khi ra mắt bộ nhận diện thương hiệu;
  • Mục tiêu truyền tải thông điệp về lợi ích mà thương hiệu mang lại hoặc từ sản phẩm/dịch vụ mang lại. 

Bạn có thể quan tâm:

  • KOL là viết tắt của từ gì?
  • Làm sao để trở thành influencer
  • Công việc Freelancer

Nhóm mục tiêu quản trị marketing

Philip Kotler – cha đẻ của ngành Marketing định nghĩa về quản trị marketing như sau: quản trị marketing là quy trình phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thực thi các kế hoạch đó như thế nào. Từ đó thiết lập các biện pháp duy trì, củng cố các cuộc trao đổi có lợi với người mua đã được lựa chọn để đạt những mục tiêu đã định của doanh nghiệp. Mà bước cơ bản đầu tiên cần phải có đối với mọi thao tác quản trị marketing đó là thiết lập mục tiêu.  

Nhóm mục tiêu quản trị marketing
Nhóm mục tiêu quản trị marketing

Mục tiêu tăng hiệu quả hoạt động marketing

Để hiệu quả của hoạt động marketing tăng, nhà quản trị marketing cần phải quản lý kết hợp điều hành từng giai đoạn một. Từ khâu quảng cáo, SEO đến tiếp thị. Các giai đoạn cần có sự thống nhất với nhau. 

Để xác định được mục tiêu tăng hiệu quả hoạt động marketing, hãy xây dựng bảng câu hỏi như sau:

  • Có thể áp dụng được những phương pháp marketing truyền thống nào? 
  • Có thể áp dụng được những phương pháp marketing online nào? 
  • Phương pháp marketing nào là chủ lực?
  • Có thể đánh giá hiệu quả các giải pháp marketing như thế nào?

Mục tiêu gia tăng lợi nhuận

Mục tiêu cốt lõi của bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào cũng đều lấy nhu cầu, mong muốn của khách hàng và kết hợp với marketing để mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Theo quan điểm này, hầu như các nhà quản trị marketing luôn bán và cung cấp cho thị trường các sản phẩm/ dịch vụ mà khách hàng cần hoặc khách hàng muốn. Khi nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn, đó cũng là cơ sở để gia tăng lợi nhuận của công ty. 

Nhóm mục tiêu xây dựng mối quan hệ, cung cấp giá trị cho người tiêu dùng

Mục tiêu tiếp cận khách hàng

Mục tiêu tiếp cận khách hàng nghĩa là bạn phải xác định được:

  • Bạn đang bán hàng cho ai?
  • Sản phẩm/ dịch vụ đó như thế nào?
  • Sản phẩm/ dịch vụ đó giúp được gì cho khách hàng của bạn? 
  • Đối tượng khách hàng muốn hướng đến có đặc điểm gì? 
  • Tiếp cận khách hàng để khách hàng biết đến thương hiệu hay để bán hàng?

Khi đã trả lời được những câu hỏi đó, nghĩa là bạn đã phần nào phác thảo được “chân dung” của nhóm khách hàng mục tiêu. Đồng thời xác định được các bước cần làm để đạt được mục tiêu đó. Tùy vào từng nhóm khách hàng mà áp dụng chiến lược tiếp cận khác nhau. 

Mục tiêu xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Là một marketer, có thể thấy rằng tiến trình phát triển thương hiệu luôn có nhiều cam go, thách thức. Một trong những nhân tố quyết định sự thành công của tiến trình đó không ai khác chính là khách hàng. Mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp cần được xây dựng từ trước – trong và sau quá trình tìm hiểu – mua hàng – sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Thực tế cho thấy rằng khách hàng ngày nay không chỉ đơn thuần tập trung vào chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm hơn đến cách bạn bán hàng, cách bạn quan tâm, đối đãi với họ sau khi đã bán hàng thành công. 

Như vậy, quan hệ khách hàng là sự tổng hòa giữa tất cả các phương pháp tương tác với khách hàng cả chủ động lẫn bị động. Vậy đối với xây dựng mối quan hệ khách hàng, mục tiêu marketing là gì? Chính là hướng đến sự cân bằng về mặt lợi ích của khách hàng và giao dịch mua bán để thu được lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Để làm tròn nhiệm vụ đó, hãy thử trả lời những câu hỏi sau:

  • Khách hàng đang mong muốn điều gì ở bạn? Bạn có thể đáp ứng trọn vẹn những mong muốn đó hay không? 
  • Bạn có thể duy trì mối quan hệ với khách hàng bằng những hình thức nào? Trong bao lâu?
  • Bạn được gì và mất gì nếu quan hệ khách hàng ngày càng phong phú?
  • Những mối quan hệ nào cần thiết cho sự phát triển thương hiệu của bạn? 
  • Khách hàng đã cảm thấy hài lòng chưa? 
  • Những phản hồi tiêu cực sẽ được xử lý như thế nào?

Mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Trước khi thiết lập mục tiêu cho vấn đề này, chúng ta cần phải hiểu rõ nhu cầu khách hàng là gì. Đó là những mong muốn của khách hàng về điều gì đó, được xuất phát từ tâm lý của mỗi người, giữa khoảng cách muốn có và có. 

Thế nhưng, trong kinh doanh, có không ít doanh nghiệp có mâu thuẫn giữa nhu cầu khách hàng và sự quan tâm của người bán. Điều đó có nghĩa là trong khi người bán chỉ chú tâm đến những cách thức để bản được càng nhiều hàng càng tốt thì người mua chỉ quan tâm đến vấn đề của họ có được giải quyết nếu mua sản phẩm này không. Chính sự sai lệch về tư tưởng này mà cả 2 không tìm được tiếng nói chung. Và nguyên nhân lớn nhất hình thành nên sai lệch này là do không có mục tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng khi xây dựng chiến dịch marketing. 

Vậy để thiết lập được mục tiêu marketing của doanh nghiệp, bạn hãy trả lời được những câu hỏi này trước:

  • Khách hàng đang mong muốn gì khi mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn? 
  • Hiện tại khách hàng mong muốn sản phẩm có tính năng như thế nào? Dịch vụ ra sao? 
  • Trong tương lai khách hàng mong muốn sản phẩm có tính năng như thế nào, dịch vụ ra sao? Có thay đổi gì so với hiện tại không? 

Tóm lại, để trở thành một marketing xuất chúng, sáng tạo thôi vẫn chưa đủ, mà còn cần sự logic trong tư duy để đưa ra những định hướng đúng đắn. Logic đó trước hết sẽ được thể hiện qua cách bạn xây dựng mục tiêu marketing trong từng dự án cụ thể. Hãy thử tham khảo những mục tiêu trong marketing trên đây nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. ILACA chúc bạn thành công

CÔNG TY TNHH MTV ILACA.

Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, K.K1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.

Số Điện Thoại: 19008991 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)

Email: infoilacatravel@gmail.com

Website: https://ilaca.vn/

Zalo:0888.246.685 (ILACA)