Mô hình Smart marketing là gì? Cách thức xác định mục tiêu marketing dựa trên mô hình smart

Đối với các doanh nghiệp hiện nay, việc xác định mục tiêu Marketing cụ thể sẽ giúp họ thực hiện hiệu quả những kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên trên thực tế một số doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm tới tính khả thi và hiệu quả của mục tiêu, từ đó dẫn tới những khó khăn không mong muốn. Chính vì vậy mà sự ra đời của mô hình Smart đã giải quyết được vấn đề này. Vậy mô hình này là gì?

Mục Lục [Đóng]

Mô hình Smart marketing là gì? 

Trong Marketing, mô hình Smart được biết đến là một trong những mô hình có khả năng thiết lập được mục tiêu một cách hiệu quả. Từ đó giúp các doanh nghiệp hoặc những chuyên gia về Marketing thiết lập cũng như đánh giá được tính cụ thể, sự liên quan, tính hợp lý và mức độ khả thi của những mục tiêu được đề ra trong kế hoạch. 

Quá trình đánh giá và thiết lập này dựa trên 5 tiêu chí là:

  • Specific là sự cụ thể.
  • Measurable là có thể đo lường được.
  • Actionable là tính khả thi.
  • Relevant là sự liên quan.
  • Time-Bound là thời hạn để đạt được mục tiêu.
    Mô hình Smart marketing là gì
    Mô hình Smart marketing là gì

Ngoài ra với việc sử dụng mô hình Smart, các tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xác định được cụ thể  mục tiêu Marketing tốt nhất và phù hợp nhất với các chiến lược kinh doanh của họ theo từng thời điểm nhất định. Bên cạnh đó còn giúp các tổ chức, doanh nghiệp nhận ra những điểm được và mất để có thể hoàn chỉnh hơn trong toàn bộ quy trình kinh doanh của họ.

⇒ Xem thêm:

Bản mô tả công việc của nhân viên Marketing chi tiết và đầy đủ nhất

Internet marketing tree – Mô hình sơ đồ cây marketing thú vị

Mô hình kinh doanh gồm những gì?

Cách thức xác định mục tiêu marketing dựa trên mô hình smart

Đối với quá trình thiết lập mục tiêu Marketing trong tương lai cho những kế hoạch Marketing, bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng cần phải xem xét về mức độ cần thiết của mỗi phương pháp. Từ đó mô hình smart trong marketing sẽ như một chuyên gia giúp doanh nghiệp chắt lọc, kiểm tra và đưa ra sự lựa chọn về phương pháp phù hợp nhất.

Như vậy cách xác định mục tiêu marketing theo smart sẽ được giải thích một cách cụ thể như sau.

Cách thức xác định mục tiêu marketing dựa trên mô hình smart
Cách thức xác định mục tiêu marketing dựa trên mô hình smart

S – Specific (cụ thể, dễ hiểu)

Bất kỳ mục tiêu marketing theo mô hình smart cũng phải đảm bảo tính cụ thể, dễ hiểu và chi tiết. Những thông tin đưa ra phải chi tiết để có thể xác định được vấn đề hay những cơ hội có được. Theo đó mục tiêu đưa ra có đủ chi tiết để thực hiện đo lường những vấn đề cũng như cơ hội thực thế hay không?

Thông thường khi bắt đầu xây dựng một mục tiêu cá nhân, một số người sẽ mơ hồ và không có định hướng cho những kết quả sau này. Việc tóm gọn chung chung, thiếu chi tiết sẽ khó đo lường được mức độ khả thi và xác định được mục tiêu có đi đúng kế hoạch không.

M – Measurable (có thể đo lường)

Việc xác định mục tiêu Marketing điều thứ 2 bắt buộc phải đáp ứng đó chính là có thể đo lường được. Những mục tiêu đề ra nên gắn liền với con số cụ thể. Quá trình xây dựng mục tiêu thực hiện theo nguyên tắc Smart là một trong những cách thức nổi bật để thấy được tham vọng của bạn. 

Nhờ vào những mục tiêu cá nhân mà bản thân bạn sẽ xác định được khả năng và đo lường được hiệu quả nhờ vào những số liệu cụ thể, thực tế để đánh giá kết quả.

A – Actionable (Tính khả thi)

Tính khả thi – Actionable chính là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng khi xác định mục tiêu dựa trên nguyên tắc smart trong marketing. Khi đó cần nghiêm túc cân nhắc khả năng có đạt được mục tiêu và có quá sức với bản thân không.

Xác định được tính khả thi của toàn bộ mục tiêu để biết được bản thân đang ở đâu và không phải bỏ cuộc giữa chừng. 

Bên cạnh đó việc xác định được tính khả thi sẽ là động lực để cố gắng và thách thức giới hạn của bản thân. Những mục tiêu quá khó hoặc quá dễ đạt được sẽ gây ra sự chán nản và không hào hứng.

R – Relevant (Tính liên quan)

Tính liên quan đồng nghĩa với việc mục tiêu cá nhân có phù hợp và liên quan với toàn bộ mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp không. Theo đó mục tiêu cá nhân cần liên quan tới định hướng phát triển công việc, sự phát triển của công ty và lĩnh vực đang làm. Đồng thời mục tiêu này có đáp ứng được những vấn đề mà các Marketer đang đối mặt không?

T – Time-Bound (thời gian để hoàn thành mục tiêu)

Một trong những cách thức xác định mục tiêu theo mô hình smart trong marketing là thời gian hoàn thành – Time Bound. 

Theo đó những mục tiêu đề ra có được thực hiện theo đúng với thời gian đã cam kết trước đó không. Áp đặt thời gian để hoàn thành mục tiêu và công việc sẽ gây áp lực tới cá nhân để họ hoàn thành theo đúng deadline và có trách nhiệm hơn. Thiết lập thời gian sẽ tạo được tính kỷ luật, chuyên nghiệp, quản lý năng suất công việc và thời gian theo đúng tiến độ.

Ví dụ cụ thể về việc ứng dụng của nguyên tắc smart trong marketing 

Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc smart trong marketing, dưới đây là một số ví dụ cụ thể về việc ứng dụng nguyên tắc này giúp bạn trở thành nhà tiếp thị tốt hơn.

Ví dụ cụ thể về việc ứng dụng của nguyên tắc smart trong marketing 
Ví dụ cụ thể về việc ứng dụng của nguyên tắc smart trong marketing

Tiếp thị thông qua mạng xã hội (Social Media Marketing)

Tiếp thị trên mạng xã hội hay Social Media Marketing, là một trong những hình thức tiếp thị nhằm thu hút khách hàng và gia tăng nhận thức của họ về sản phẩm, dịch vụ. Từ đó giúp thúc đẩy được hành vi mua hàng.

Đối với hình thức tiếp thị trên mạng xã hội nguyên tắc smart sẽ được ứng dụng cụ thể như sau:

  • Specific – Cụ thể: Theo đó cần tăng số lượng theo dõi của Công ty trên kênh Youtube.
  • Measurable – Đo lường được: Tăng số lượng theo dõi của Công ty trên kênh Youtube lên con số 100,000
  • Actionable – Khả thi: Nỗ lực tăng số lượng theo dõi Công ty trên kênh Youtube lên con số 100,000 nhờ vào mức độ phổ biến và những nội dung hiện nay.
  • Relevant – Liên quan: Nhằm gia tăng được nhận thức của tất cả khách hàng về sản phẩm và công ty, cần nỗ lực tăng số lượng theo dõi Công ty trên kênh Youtube lên con số 100,000 nhờ vào mức độ phổ biến và những nội dung hiện nay.
  • Time-Bound – Thời hạn: Mục tiêu đề ra là gia tăng được nhận thức của tất cả khách hàng về sản phẩm và công ty, cần nỗ lực tăng số lượng theo dõi Công ty trên kênh Youtube lên con số 100,000 nhờ vào mức độ phổ biến và những nội dung hiện nay. Và toàn bộ mục tiêu này phải hoàn thành trước ngày 30/8/2021.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Search Engine Optimization (SEO) là tối ưu hóa về công cụ tìm kiếm. Ngày nay rất nhiều đơn vị, công ty sử dụng hình thức SEO website nhằm ứng dụng những phương pháp nhất định để cải thiện và gia tăng thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm.

Đối với hình thức SEO, mô hình smart sẽ được ứng dụng như sau:

  • Specific – Cụ thể: Tăng thứ hạng của Website công ty trên trang Google và từ khóa là “Phần mềm hỗ trợ nhân sự” 
  • Measurable – Đo lường được: Tăng thứ hạng của Website công ty đạt top 5 trên trang Google và từ khóa là “Phần mềm hỗ trợ nhân sự” 
  • Actionable – Khả thi: Team SEO nhờ vào khả năng tối ưu hóa Website có thể tăng thứ hạng của Website công ty đạt top 5 trên trang Google và từ khóa là “Phần mềm hỗ trợ nhân sự”
  • Relevant – Liên quan: Nhằm hỗ trợ được tốt nhất hoạt động kinh doanh cho công ty, team SEO nhờ vào khả năng tối ưu hóa Website có thể tăng thứ hạng của Website công ty đạt top 5 trên trang Google và từ khóa là “Phần mềm hỗ trợ nhân sự”
  • Time-Bound – Thời hạn: Mục tiêu đề ra là gia tăng thứ hạng của Website công ty đạt top 5 trên trang Google và từ khóa là “Phần mềm hỗ trợ nhân sự”. Team SEO nhờ vào khả năng tối ưu hóa Website để thực hiện mục tiêu nhằm hỗ trợ được tốt nhất hoạt động kinh doanh cho công ty. Và mục tiêu này cần phải hoàn thành trước 30/8/2021.

Tiếp thị bằng nội dung (Content Marketing)

Content Marketing là hình thức tiếp thị bằng nội dung phổ biến trong những năm gần đây. Nhờ vào những nội dung này mà tiếp cận được đến khách hàng nhanh chóng hơn, giúp họ tin tưởng vào sản phẩm cũng như dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp của bản.

Đối với hình thức Content Marketing, nguyên tắc smart sẽ được ứng dụng cụ thể như sau:

  • Specific – Cụ thể: Tăng số lượng khách hàng truy cập vào Website của sản phẩm.
  • Measurable – Đo lường được: Tăng số lượng khách hàng truy cập vào Website của sản phẩm lên gấp đôi. 
  • Actionable – Khả thi: Nhờ vào khả năng cung cấp được 5 bài viết thú vị và hấp dẫn sẽ tăng số lượng khách hàng truy cập vào Website của sản phẩm lên gấp đôi. 
  • Relevant – Liên quan: Nhằm thúc đẩy cho quá trình kinh doanh được hiệu quả hơn, nhờ vào khả năng cung cấp được 5 bài viết thú vị và hấp dẫn sẽ tăng số lượng khách hàng truy cập vào Website của sản phẩm lên gấp đôi.
  • Time-Bound – Thời hạn: Mục tiêu đề ra là gia tăng số lượng khách hàng truy cập vào Website của sản phẩm lên gấp đôi. Nhằm thúc đẩy cho quá trình kinh doanh được hiệu quả hơn, nhờ vào khả năng cung cấp được 5 bài viết thú vị và hấp dẫn khách hàng. Và mục tiêu này cần phải hoàn thành trước ngày 1/12/2021.

Tạo khách hàng tiềm năng (Lead Generation)

Lead Generation là khả năng tạo được khách hàng tiềm năng và xây dựng được danh sách khách hàng có nhu cầu, quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp hỗ trợ thông tin để toàn bộ thành viên trong team kinh doanh có thể tiếp cận và tư vấn cho khách hàng.

Đối với hình thức Lead Generation, nguyên tắc smart sẽ được ứng dụng cụ thể như sau:

  • Specific – Cụ thể: Thực hiện xây dựng một danh sách khách hàng có quan tâm tới những sản phẩm mới được ra mắt của công ty. 
  • Measurable – Đo lường được: Thực hiện xây dựng một danh sách khách hàng có quan tâm tới những sản phẩm mới được ra mắt của công ty với ít nhất 500 người.
  • Actionable – Khả thi: Với nguồn nhân lực của team tiếp thị hiện tại và toàn bộ ngân sách để thực hiện chiến dịch, thực hiện xây dựng một danh sách với ít nhất 500 người.
  • Relevant – Liên quan: Nhằm thúc đẩy được hoạt động kinh doanh của toàn bộ công ty, với nguồn nhân lực của team tiếp thị hiện tại và toàn bộ ngân sách để thực hiện chiến dịch, thực hiện xây dựng một danh sách với ít nhất 500 người.
  • Time-Bound – Thời hạn: Mục tiêu đề ra là thúc đẩy được hoạt động kinh doanh của toàn bộ công ty, với nguồn nhân lực của team tiếp thị hiện tại và toàn bộ ngân sách để thực hiện chiến dịch, thực hiện xây dựng một danh sách với ít nhất 500 người. Và mục tiêu này cần phải hoàn thành trước ngày 31/12/2021.

Customer Loyalty

Customer Loyalty, gọi tắt là CL chính là lòng trung thành và được thể hiện qua thái độ cùng như hành vi của khách hàng. Nếu lòng trung thành ngày càng cao thì sẽ thúc đẩy khách hàng chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn thay vì lựa chọn của đối thủ. 

Đối với hình thức Customer Loyalty, nguyên tắc smart sẽ được ứng dụng cụ thể như sau:

  • Specific – Cụ thể: Áp dụng những chính sách thu cũ và đổi mới điện thoại cho nhóm khách hàng đã mua sản phẩm trước đây. 
  • Measurable – Đo lường được: Áp dụng những chính sách thu cũ và đổi mới điện thoại cho 1000 người đã mua sản phẩm trước đây.
  • Actionable – Khả thi: Với mục tiêu tiếp thị và khả năng tài chính hiện tại, sẽ áp dụng những chính sách thu cũ và đổi mới điện thoại cho 1000 người đã mua sản phẩm trước đây.
  • Relevant – Liên quan: Nhằm gia tăng sự tin tưởng và mức độ hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu. Với mục tiêu tiếp thị và khả năng tài chính hiện tại, sẽ áp dụng những chính sách thu cũ và đổi mới điện thoại cho 1000 người đã mua sản phẩm trước đây.
  • Time-Bound – Thời hạn: Mục tiêu đề ra là gia tăng sự tin tưởng và mức độ hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu. với mục tiêu tiếp thị và khả năng tài chính hiện tại, sẽ áp dụng những chính sách thu cũ và đổi mới điện thoại cho 1000 người đã mua sản phẩm trước đây. Và mục tiêu này cần phải hoàn thành trước ngày 31/12/2021.

Chuyển đổi khách hàng

Đây là tỷ lệ để đo lường được mức độ hiệu quả của toàn bộ chiến dịch. Chiến dịch sẽ ngày càng hiệu quả nếu như tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng sang khách hàng mua thực sự sản phẩm ngày càng cao.

Đối với hình thức này, mô hình smart sẽ được ứng dụng như sau:

  • Specific – Cụ thể: Thực hiện chuyển đổi hiệu quả nhờ vào số lượng khách hàng truy cập vào Website. 
  • Measurable – Đo lường được: Thực hiện chuyển đổi hiệu quả nhờ vào số lượng khách hàng truy cập vào Website. Tỷ lệ là 1000 khách hàng truy cập vào Website thì 10 khách hàng sẽ tiến hành mua sản phẩm.
  • Actionable – Khả thi: Nhờ vào chất lượng của sản phẩm và khả năng thu hút được khách hàng thông qua nội dung của Website. Mục tiêu là với tỷ lệ 1000 khách hàng truy cập vào Website thì 10 khách hàng sẽ tiến hành mua sản phẩm.
  • Relevant – Liên quan: Nhằm hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh, nhờ vào chất lượng của sản phẩm và khả năng thu hút được khách hàng thông qua nội dung của Website. Mục tiêu là với tỷ lệ 1000 khách hàng truy cập vào Website thì 10 khách hàng sẽ tiến hành mua sản phẩm.
  • Time-Bound – Thời hạn: Mục tiêu là với tỷ lệ 1000 khách hàng truy cập vào Website thì 10 khách hàng sẽ tiến hành mua sản phẩm. Nhằm hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh, nhờ vào chất lượng của sản phẩm và khả năng thu hút được khách hàng thông qua nội dung của Website và đạt được mục tiêu trước ngày 30/12/2021.

Một số mẹo để triển khai mô hình smart trong marketing

Mô hình Smart là mô hình có khả năng thiết lập được mục tiêu một cách hiệu quả. Giúp thiết lập, đánh giá được tính cụ thể, sự liên quan, tính hợp lý và mức độ khả thi của những mục tiêu được đề ra trong kế hoạch. Tuy nhiên không mô hình này không dễ để triển khai được hiệu quả. Chính vì vậy dưới đây là một số mẹo giúp triển khai mô hình này trong marketing hiện nay.

Đặt mục tiêu marketing gắn liền với yếu tố định lượng:

Để triển khai mô hình smart trong marketing đạt được hiệu quả đầu tiên hãy đặt mục tiêu cho toàn bộ thành viên trong Team Marketing gắn liền với những con số để có thể định lượng một cách dễ dàng.

Ví dụ như đạt ra mục tiêu là có tối thiểu 30 khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ và liên hệ để nhận tư vấn hàng tuần.

Những tiêu tiêu có gắn liền với yếu tố định lượng giúp bản thân xác định được có hoàn thành mục tiêu không và biết được mình đang đi đúng hướng.

 

Thiết lập những mục tiêu lớn, nhỏ:

Đối với các chiến dịch Marketing hiện nay, hầu hết tất cả các mục tiêu đều có sự liên quan với nhau. Những mục tiêu nhỏ sẽ thường có sự liên kết với những mục tiêu lớn. Đôi khi để thực hiện được những mục tiêu lớn cần phải lần lượt đáp ứng được những mục tiêu nhỏ.

Thiết lập các mục tiêu lớn và nhỏ có sự liên kết với nhau sẽ tạo nên được một bức tranh hoàn chỉnh những thứ mà công ty muốn hướng tới.

Khi tiến hành triển khai Smart Marketing nên thiết lập phối hợp những mục tiêu nhỏ để tạo tiền đề hoàn thành những mục tiêu lớn. Ngay tại những bước đi đầu tiên, nên ưu tiên thực hiện những mục tiêu nhỏ để tạo nên các chiến thắc nhất định nhằm động viên tinh thần cho toàn thể nhân viên trong team.

Đặt ra một số mục tiêu ngắn và dài hạn

Một trong những mẹo để triển khai mô hình smart trong marketing đạt được hiệu quả đó chính là đặt mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn. 

Marketing cũng giống như hiện thực đời sống, những mục tiêu ngắn hạn tương tự điểm mốc, là bước đệm để mọi người định vị và đi được đúng hướng nhằm hoàn thành được mục tiêu dài hạn.

Trong toàn bộ mục tiêu, nếu không hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn cần xem xét nhằm kịp thời điều chỉnh sao cho thích hợp. Nhờ vào những mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn, bạn hoàn toàn có thể tiếp cận được đến chiến dịch Marketing một cách chủ động và theo dõi chiến dịch được hiệu quả hơn.

Theo dõi tiến độ các mục tiêu đã đặt ra

Đối với triển khai mô hình smart trong marketing hiện nay, một trong những mẹo để thực hiện được đó chính là theo dõi tiến độ các mục tiêu đã đặt ra. Việc theo dõi sẽ giúp kịp thời điều chỉnh cũng như khắc phục được những vướng mắc, khó khăn phát sinh.

Ví dụ điển hình là trước khi thời điểm dịch bệnh bùng phát, team tiếp thị có mục tiêu là hướng đến quảng bá những tour du lịch ở nước ngoài. Tuy nhiên khi dịch bệnh bùng phát và ngày càng căng thẳng, tất cả các nước đều đóng cửa biên giới. Chính vì vậy cần nhanh chóng điều chỉnh mục tiêu do mục tiêu cũ đã không có cách nào thực hiện được.

Việc liên tục và định kỳ theo dõi toàn bộ tiến độ sẽ là một trong những cách để giúp team đi đúng hướng.

Điểm giống và khác nhau giữa mô hình SMART và mô hình OKR

Hiện nay mô hình OKR được biết đến là một trong những phương pháp giúp quản trị theo như mục tiêu và các kết quả then chốt. Đặc biệt mô hình này đã được áp dụng vô cùng thành công tại những công ty nổi tiếng trên toàn thế giới như Intel, Google hoặc Amazon,… Trong khi đó Smart Marketing lại là phương pháp đặt ra mục tiêu khi tiến hành thực hiện những kế hoạch phát triển cho thương hiệu và được rất nhiều tổ chức sử dụng. 

Vậy giữa hai mô hình này có những điểm nào giống và khác nhau, hãy cùng giải đáp ngay sau đây để tránh những nhầm lẫn không mong muốn.

Điểm giống:

Mô hình OKR và mô hình Smart đều tiếp cận dựa vào mô hình MBO – quản trị mục tiêu của ông Peter Drucker. Cả hai đều hướng đến đích là đạt được thành công của doanh nghiệp và  mang đặc điểm của MBO.

Hai mô hình đều có những tiêu chí đặc trưng riêng, Tuy nhiên xét về tổng thể  OKR cũng có đủ các tiêu chỉ để đạt được mục tiêu như Smart Marketing như 

  • Specific – sự cụ thể: Mục tiêu phải rõ ràng và có định hướng.
  • Measurable – Đo lường được: Chỉ số đánh giá tiến độ để đạt được mục tiêu.
  • Actionable là tính khả thi: Đối với mô hình OKR, hoàn thành được 70% định mức đã được coi là thành công.
  • Relevant là sự liên quan: Tất cả những mô hình OKR đều sắp xếp với mức độ cao dần và đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp. 
  • Time-Bound là thời hạn để đạt được mục tiêu: Mô hình OKR đối với cả công ty sẽ thường có thời hạn 1 năm và những nhóm khác trong khoảng 1 quý. 

Cả hai mô hình không giống với những mô hình quản trị khác, chúng đều đặt ra khuôn khổ nhất định cũng như thay đổi theo thời gian của doanh nghiệp hoạt động.

 

Điểm khác

Cả hai mô hình đều có nguyên tắc xác định thời gian, phạm vi, sự phối hợp giữa những mục tiêu và có cấu trục rõ ràng. Tuy nhiên mô hình OKR lại có một số điểm đi xa hơn.

OKR có sự khác biệt với Smart Marketing là do mục tiêu sẽ được tạo ra theo từng khung thời gian và từng tầng. Những mục tiêu có thể sẽ đi cùng với sứ mệnh và tầm nhìn của công ty.

Trong khi đó lợi thế của Smart là dễ sử dụng, dễ nhớ, phù hợp với thiết lập mục tiêu dành cho cá nhân. Tuy nhiên chỉ đơn giản là những mục tiêu riêng lẻ. Mô hình OKR lại nâng cấp với bối cảnh cũng như cấp độ của toàn bộ công ty và có thể đạt được tính chặt chẽ, tập trung, cụ thể.

Mô hình OKR là giải pháp để có thể quản trị doanh nghiệp bằng kết quả và mục tiêu then chốt để đưa doanh nghiệp đó đi đúng hướng. Nhờ vào việc theo dõi, thiết lập mục tiêu toàn diện. Chính vì vậy mà mô hình này đã được rất nhiều công ty lớn, có uy tín trên toàn cầu ứng dụng cũng như phát triển thành công. 

 

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn đọc giả toàn bộ kiến thức tổng quan về mô hình Smart trong Marketing, đặc biệt là cách thức xây dựng mục tiêu cụ thể. Việc tạo lập càng logic và chi tiết theo mô hình này có thể giúp bạn đi được đúng hướng để phát triển bản thân. Đặc biệt các Marketers nếu hiểu và ứng dụng đúng sẽ hoàn chỉnh được quy trình tiếp thị trong kinh doanh và xác định mục tiêu phù hợp cho chiến lược hoạt động tại những thời điểm khác nhau của doanh nghiệp. Chính vì vậy MTV ILACA  hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích dành cho bạn.

Danh mục

  • Blog Kiến Thức
  • Gallery

 

CÔNG TY TNHH MTV ILACA.

Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, K.K1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.

Số Điện Thoại: 19008991 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)

Email: infoilacatravel@gmail.com

Website: https://ilaca.vn/

Zalo:0888.246.685 (ILACA)