Khám phá du lịch rừng tràm Trà Sư ở An Giang xanh mướt mắt
Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư nằm trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Khám phá du lịch rừng tràm Trà Sư ở An Giang xanh mướt mắt nhá.
Không giống như bao khu rừng tràm khác, Trà Sư mang trong mình vẻ đẹp huyền bí, độc đáo. Cùng ILACA giải mã bí ẩn tại Rừng tràm Trà Sư ở An Giang xanh mướt mắt nào.
1. Đôi nét về Rừng tràm Trà Sư An Giang
Rừng tràm Trà Sư là rừng cây tràm bát ngát tọa lạc ở phía Tây sông Hậu. Về ý nghĩa của tên, người ta truyền tai nhau rằng “Trà” là biến âm của “tà” – trong tiếng Khmer có nghĩa là ông; còn “Sư” được hiểu theo nghĩa Hán Việt là ông thầy tu. Cuối cùng đưa đến kết luận rằng: Trà Sư nhằm ám chỉ ông thầy tu hoặc là một ông sư tên Trà.
Ban đầu, rừng Tràm Trà Sư chỉ là vùng trũng hoang hóa, nhiễm phèn nặng và bị xem là vùng đất chết. Sau đó vào năm 1983, nơi đây được Lâm trường Tịnh Biên trồng tràm thử nghiệm để cải tạo đất và ngăn lũ đầu nguồn.
Rừng tràm Trà Sư rộng khoảng 845 ha có vị trí nằm trên địa bàn 3 xã Vĩnh Trung, xã Văn Giáo của huyện Tịnh Biên huyện An Giang. Trà Sư như một viên ngọc xanh được con người mài giũa bừng sáng lên giữa cánh đồng bát ngát của vùng Tứ Giác Long Xuyên rộng lớn, nơi sinh sống của vô vàn loài động vật, thực vật quý hiếm.
Đây là nơi cư trú của vô số loài bò sát, loài thú và thủy sản. Trong đó có các loại cò nằm trong “Sách đỏ Việt Nam” bao gồm cò lạo Ấn Độ (Giang Sen) và loài cò cổ rắn (Điêng Điểng) theo kết quả nghiên cứu của đại học An Giang. Bên cạnh đó, rừng Tràm Trà Sư còn là nơi sinh sống của 80 loại dược liệu quý hiếm.
2. Nên đi du lịch rừng tràm Trà Sư khi nào?
Thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 – mùa nước nổi là thời điểm đẹp nhất để các du khách ghé thăm rừng tràm Trà Sư. Đứng trước khung cảnh nơi đây, bạn như chìm vào sắc xanh của cây cỏ, thiên nhiên và vô vàn sắc màu khác của động vật nơi đây.
Thời gian hoàn hảo để bạn “sống ảo” tại đây chính là từ 7 đến 9 giờ sáng, khi ánh mặt trời bao phủ rừng tràm, vạn vật nơi đây thức giấc làm cho “viên ngọc” Trà Sư lung linh hơn bao giờ hết. Sau đó, từ 17 đến 18 giờ chiều khi hoàng hôn buông xuống, bạn có thể đi lên đài quan sát ngắm nhìn từng đàn chim bay trở về tổ, khép lại một ngày bình dị chốn rừng cây.
3. Phương tiện di chuyển đến rừng tràm
Đi du lịch Trà Sư bằng xe máy, ô tô tự lái
Xe máy hay ô tô là những phương tiện thường được lựa chọn để đi đến Trà Sư. Nếu bạn là tín đồ của hội “phượt thủ” thì đi xe máy chính là phương tiện hoàn hảo để bạn ngắm nhìn những khung cảnh xinh đẹp quanh đường đi. Ô tô cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho những gia đình du lịch cùng nhau.
Xuất phát từ Cần Thơ đến An Giang dài khoảng 117km. Theo bảng chỉ dẫn, du khách sẽ di chuyển đến Long Xuyên hoặc Châu Đốc rồi từ đây chạy xe đến điểm đích. Rừng Tràm Trà Sư có vị trí nằm cách thành phố Châu Đốc khoảng 30km và thành phố Long Xuyên 64km.
Xuất phát từ Châu Đốc: Nếu du khách xuất phát điểm tại đây thì chỉ cần đi theo tuyến đường Tân Lộ Kiều Lương nối tiếp với Quốc lộ 91. Tại Cầu Trà Sư của huyện Tịnh Biên bạn sẽ rẽ trái và chạy dọc theo kênh Trà Sư thêm vài kilomet nữa để tới Rừng tràm Trà Sư.
Xuất phát từ trung tâm Long Xuyên: Long Xuyên cách điểm đến 64 km. Du khách chạy về theo quốc lộ 91 để đến Châu Đốc và di chuyển từ Châu Đốc đến Rừng tràm Trà Sư theo chỉ dẫn ở trên.
Đi du lịch Trà Sư bằng xe khách
Một lựa chọn khác để di chuyển đến Rừng tràm Trà Sư đó chính là xe khách. Từ Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể mua vé xe khách tại Bến xe Miền Tây với giá trung bình khoảng 150.000 – 300.000 VNĐ/lượt, quãng đường khoảng 250km di chuyển trong vòng 4 giờ để di chuyển tới điểm đến.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể bắt xe từ Cần Thơ di chuyển tới Châu Đốc hoặc Long Xuyên rồi từ đây di chuyển đến Rừng tràm Trà Sư với giá vé khoảng 100.000 VNĐ/lượt.
4. Giá vé tại khu du lịch rừng tràm Trà Sư
Giá vé tham quan và sử dụng các dịch vụ Trà Sư vô cùng hợp lý, vừa túi tiền với mọi du khách. Tại đây, bạn có thể tha hồ thưởng thức cảnh đẹp, thiên nhiên hùng vĩ và tham gia các hoạt động.
Giá vé vào cổng (Bắt buộc)
Khoảng 100.000 VNĐ/người
Dịch vụ chèo xuồng ba lá vào rừng tràm (Không bắt buộc)
Khoảng 50.000 VNĐ/người
Dịch vụ di chuyển bằng tắc ráng (Không bắt buộc)
Khoảng 50.000 VNĐ/người
Dịch vụ quan sát bằng kính viễn vọng (Không bắt buộc)
Khoảng 5.000 VNĐ/người
5. Trà Sư có địa điểm check-in nào?
Cầu Kiều
Cầu Kiều – chiếc cầu bắc sang bờ bên thay vì di chuyển bằng thuyền. Cây cầu gỗ được thiết kế độc đáo, vật liệu được làm tỉ mỉ, là địa điểm lý tưởng để các “phó nháy” tác nghiệp tạo nên các bộ ảnh check-in đầy lung linh.
Cầu tre vạn bước
Cầu tre vạn bước – cầu tre trong rừng tràm dài nhất Việt Nam là một trong những công trình nhân tạo tuyệt đẹp. Cầu được xây dựng từ tất cả các loại tre Việt Nam ở mọi miền đất nước. Nhà đầu tư đã đặt rất nhiều tâm huyết để xây dựng công trình đạt kỷ lục Guiness “cầu tre vạn bước” xuyên rừng tràm Trà Sư phục vụ du khách tham quan.
Tháp quan sát Rừng Tràm Trà Sư
Tháp quan sát Rừng Tràm Trà Sư – nơi bạn có thể tạo dáng trước khung cảnh nên thơ. Từ vị trí này, bạn có thể quan sát hình ảnh thu nhỏ của các ngôi làng, nơi người dân sinh sống, hay thậm chí là tận mắt nhìn thấy hình ảnh các loài chim đa sắc màu, đa chủng loại đang ríu rít trên cành cây.
Cây cầu tình yêu
Cây cầu tình yêu trong rừng có chiều dài hàng trăm mét. Chúng len lỏi giữa khu rừng tĩnh lặng, xanh ngát và chiếc cầu nối độc đáo trong lòng “viên ngọc” Rừng tràm Trà Sư.
6. Khám phá nhà hàng Rừng tràm Trà Sư
Nhà hàng nơi đây được thiết kế với các chòi lá nhỏ, là nơi lý tưởng để bạn thưởng thức ẩm thực độc đáo nơi Rừng tràm Trà Sư với các món như:Lẩu lươn, lẩu ếch, lẩu rắn, lẩu gà, cá nướng, gà nướng, ếch nướng,… Bạn cũng nên thưởng thức ngay những món ăn như chuột đồng nướng muối ớt, cá lóc nướng trui, gà nướng mật ong hoa tràm với hương vị đặc trưng ở xứ An Giang.
Nếu bạn ghé thăm vào mùa nước nổi thì đừng quên ăn món cá linh bông điên điển, lẩu chua cá hú bông súng hoa điên điển. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức ẩm thực và ngắm cảnh mà không lo bị “chặt chém” vì giá cả ở đây đều được niêm yết công khai.
Hiện tại Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư chưa có dịch vụ lưu trú. Ở đây có bố trí khu vực nhà nghỉ ở ngoài cổng vì du khách thường về trong ngày. Với du khách ở dài ngày thì bạn có thể thuê khách sạn, nhà nghỉ ở Châu Đốc hoặc Long Xuyên để tiếp tục chuyến du lịch.
8. Sưu tầm hình ảnh đẹp tại Trà Sư
Hãy cùng nhau điểm qua một số hình ảnh đẹp được chụp lại ở Rừng tràm Trà Sư nhé!
Trên đây là tất tần tật tất cả những kinh nghiệm khi đi du lịch Rừng tràm Trà Sư ở An Giang xanh mướt mắt. ILACA hy vọng bài viết hôm nay sẽ thật sự hữu ích với bạn, để bạn có một chuyến đi thật vui vẻ.
CÔNG TY TNHH & MTV ILACA.
Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, KP.1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.
MST/GPKD: 4500667920
Số Điện Thoại: 0888246885 (Điều hành Tour) – 079 79 022 82 (Ms Hằng)