Ngọn núi cao nhất thế giới chưa ai chạm tới

Ngọn núi cao 7.570 m, chưa có dấu chân con người nằm trên dãy Himalaya, nhưng có lẽ trong tương lai cũng không ai có thể chạm tay tới đó.

 Nóc nhà thế giới là đỉnh Everest cao 8.848 m trên dãy Himalaya, bất cứ tay leo núi cự phách nào cũng ao ước một lần chinh phục. Tuy nhiên, đỉnh núi cao nhất thế giới chưa có người chinh phục tới là Gangkhar Puensum, cao 7.570 m. Điều này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, khi hầu hết đỉnh núi trên dãy Himalaya đều đã có người chạm chân tới.

Dãy Himalaya
Dãy Himalaya

 Những tay leo núi cự phách nhất thế giới cũng chỉ có thể nhìn ngắm Gangkhar Puensum từ xa, không phải vì địa hình quá hiểm trở, thời tiết quá khắc nghiệt hay bất cứ trở ngại về không gian, thời gian nào.

Gangkhar Puensum nằm trên biên giới giữa Bhutan và Tây Tạng, mặc dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh những cột mốc chính xác. Khi ngọn núi lần đầu tiên được khảo sát và đưa vào bản đồ năm 1922, các thông số sai lệch rất nhiều. Gần đây, loạt bản đồ mới lại cho thấy đỉnh núi ở một vị trí khác với độ cao thay đổi. Trên thực tế, một trong những đội khảo sát đầu tiên đã không thể tìm thấy Gangkhar Puensum.

 Người Bhutan tin rằng những ngọn núi cao ngất là nơi các linh hồn cư ngụ. Chính phủ nước này chỉ bắt đầu mở cửa các hoạt động leo núi vào năm 1983, một vài đoàn thám hiểm được phép lên đường. Từ 1985 tới 1986, bốn đoàn thám hiểm đều thất bại.

 Chính sách kinh doanh nhờ hoạt động leo núi nhanh chóng lụi bại. Năm 1994, chính phủ ban lệnh cấm chinh phục những ngọn núi trên 6.000 m để tôn trọng tín ngưỡng của người dân. Kể từ năm 2004, hoạt động leo núi hoàn toàn bị cấm. 

Chinh phục Gangkhar Puensum
Chinh phục Gangkhar Puensum

 Năm 1998, một đoàn thám hiểm Nhật Bản xin Hiệp hội Leo núi Trung Quốc cấp phép cho họ chinh phục Gangkhar Puensum từ Tây Tạng. Tuy nhiên, giấy phép nhanh chóng bị thu hồi.

 Tamotsu Nakamura, một thành viên trong đoàn, ghi chú rằng: “Bởi không biết câu chuyện đằng sau việc đột ngột thu hồi giấy phép, tôi chỉ có thể viết lý do cho điều đó là mâu thuẫn chính trị giữa chính phủ hai bên”.

 Thay vì ra về tay trắng, Nakamura cùng đồng nghiệp tới đỉnh Liangkang Kangri (còn gọi là Bắc Gangkhar Puensum), cao 7.441 m. Phía Tây Tạng xác nhận trước đó ngọn núi này chưa ai chinh phục, tuy nhiên chuyến đi của đoàn vẫn không kết thúc thành công như mong đợi. Sau này Nakamura chia sẻ rằng: “Tôi thấy tiếc vì Liangkang Kangri không phải một ngọn núi nổi trội”, theo BBC.

Đỉnh Liangkang Kangri
Đỉnh Liangkang Kangri

 Bản đồ do họ vẽ lại gây tò mò hơn khi biên giới Bhutan – Tây Tạng giao nhau trên đỉnh Gangkhar Puensum. 

 Chính phủ Bhutan chưa từng khảo sát đỉnh núi này, họ không cấp phép cũng như không có hoạt động cứu trợ các đoàn thám hiểm.

 Ngày nay, du khách có thể khám phá Gangkhar Puensum từ khoảng cách gần nếu đi theo cung từ thị trấn Jakar, Bhutan qua thung lũng Chamkhar Chhu tới gần biên giới Tây Tạng. Du khách không nên tự ý chinh phục Gangkhar Puensum, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và vi phạm luật pháp của các nước sở tại.

CÔNG TY TNHH MTV ILACA.

Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, K.K1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.

Số Điện Thoại: 19008991 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)

Email: infoilacatravel@gmail.com

Website: https://ninhthuantravels.com/

Zalo:0888.246.685 (ILACA)