Không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, núi sông hùng vĩ, biển cả bao la….Ninh Thuận còn được biết tới với nhiều kiến trúc chăm pa từ thủa xa xưa. Về lĩnh vực tôn giáo, đạo Bà la môn người Chăm trở thành tín ngưỡng độc đáo mà nơi đây vẫn đang tôn tạo, bảo vệ.
Dân tộc Chăm vốn có một nền văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng đã có từ lâu đời. Nền văn hóa đặc sắc ấy là sự kế thừa có chọn lọc giữa những yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Đối với người Chăm Bà là môn được coi là “Chăm gốc” đang là những chủ nhân lưu giữ vốn văn hóa truyền thống quý báu ấy.
Chính nền tôn giáo phong phú đa dạng đã góp phần tạo nên sắc thái văn hóa Chăm độc lạ. Trong đó những nghi lễ về đạo Bà là môn đang là cơ sở để bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Mục lục
Đạo Bà la môn người Chăm – Đôi nét cơ bản
Theo sử sách ghi lại, khoảng thế kỷ thứ II, III có một đạo gọi là đạo Bà la môn du nhập vào Chăm Pa và tồn tại từ đó cho tới ngày nay. Theo một số tài liệu Trung Quốc cho biết rằng, đạo Bà la môn được du nhập vào rất sớm, điều này được minh chứng bởi ba trong số bốn tấm tia được ký bằng chữ Phạn có niên đại khoảng thế kỷ VII được tìm thấy trên mảnh đất Phú Yên, Quảng Nam và triều đại Bhadresvaravamin cũng xác định thông tin này.
Về con đường truyền đạo, Bà la môn truyền theo hai con đường chính là đường thủy và đường bộ. Đường thủy thì từ vịnh Bengal đi đến eo biển Malacca. Trong khi đó đường bộ từ Assam đi vào Myanmar rồi qua khu vực đồng bằng sông Mê Kông tìm đến Ninh Thuận. Ở đây, người Chăm đã chọn lọc hết những tinh túy của đạo Bà la môn thành Bà chăm và đây chính là một trong những hệ phái thứ 2 trong tôn giáo Agama Cham.
Hiện nay, số người Chăm theo đạo Bà la môn có khoảng 38.000 người. Trong đó, tập trung ở 16 làng, chủ yếu là ở huyện Ninh Phước và chia theo 3 khu vực đền tháp thờ tự, được phân chia theo khu vực cộng đồng tôn giáo, đó có một làng sống xen cả Bà la môn lẫn Bà ni.
Một số thông tin về nghi lễ Bà la môn của người Chăm Ninh Thuận
Mặc dù đã có quá trình bản địa hóa lâu đời nhưng đối với người Chăm theo đạo Bà Là Môn vẫn còn có những nguyên tắc đậm chất giáo lý, giáo luật, đậm chất lễ nghi trong tín ngưỡng của người Chăm Bà la môn. Trong đó phải nhắc đến hệ thống chủ lễ gồm có chủ thầy và các hệ thống chức sắc, tăng lữ Pà xế với những hệ thống nghi lễ ấy diễn ra vừa phong phú vừa phức tạp.
Hệ thống chức sắc Bàlamôn
Hiện nay một số nhà nghiên cứu nhận định rằng tôn giáo Bà la môn của người Chăm không còn hội tụ đầy đủ những yếu tố của một tôn giáo chính thống và họ không còn tự nhận mình là người Chăm Bà la môn mà gọi là Chăm Ahier. Mặc dù vậy nhưng những chức sắc, tăng lữ Bà la môn và nhiệm vụ của họ vẫn được tôn tạo và bảo vệ một cách có hệ thống.
Trong Bà la môn giáo hiện nay thì “Bà la môn được coi là thần trên mặt đất”, chủ trì với nhiệm vụ lo việc cúng bái, thao túng đời sống tinh thần thời cổ đại và trung thế kỷ”. Cho đến nay, các tăng lữ pà xế (passeh) vẫn là người có chức sắc cao nhất nắm giữ của cộng đồng người Chăm Bà la môn. Xã hội Bà la môn vốn là xã hội với bản chất sâu xa là để bảo vệ cho quyền lợi của đẳng cấp tu sĩ Bà la môn.
Trong cộng đồng người Chăm Bà la môn hiện nay, mặc dù sự phân biệt này đã có phần lu mờ nhưng trong một số nghi lễ người Chăm thực chất vẫn tồn tại sự phân biệt giữa các vị trí trong đạo.
Nói một cách dễ hiểu hơn đó chính là sự phân biệt về dòng tộc, chắc sắc. Đơn cử như một dòng tộc trước thuộc tầng lớp đẳng cấp thì trong nghi lễ tang ma vẫn phải theo nghi lễ đẳng cấp của dòng tộc ấy và đẳng cấp cao nhất vẫn là tăng lữ Bà la môn. Theo lời văn bia Mỹ Sơn từ đời vua Jaya Indravarman thì xã hội Chăm theo đạo Bà la môn có bốn đẳng cấp theo hệ thống đẳng cấp Bà la môn Ấn Độ như sau:
- Brahman: Đây chính là tầng lớp tu sĩ, tăng lữ Bà la môn
- Kshatriya: Tầng lớp quý tộc, vương phái, võ sỹ.
- Vaisya: Tầng lớp bình dân.
- Sudra: Cùng đinh, nô lệ.
Ngày nay, người Chăm theo đạo Bà la môn vẫn còn phân biệt các đẳng cấp như trên nhưng tên gọi có khác.
- Đẳng cấp tu sĩ Bà la môn: – Hallow hưng
- Đẳng cấp quý tộc: – Takai gai.
- Đẳng cấp bình dân: – Bal liwa păng lua, kulit
- Đẳng cấp nô lệ, tôi tớ: – Halun ha lăk, halun klor.
Hệ thống chức sắc Bà la môn sẽ được phân biệt theo hai tầng lớp là pà xế (passeh) và các chức sắc dân gian. Trong đó tầng lớp có địa vị xã hội cao nhất trong đạo này là tầng lớp Tu sĩ pà xế – họ được xem là những người có tri thức, hiểu biết cặn kẽ, biết chữ Chăm. Được lưu giữ các loại sách cổ về những quy định rạch ròi trong tập tục truyền bá và các nghi thức tôn giáo quan trọng.
Về mặt xã hội, họ là tầng lớp quý tộc và đối với tầng lớp pà xế (passeh) này họ sẽ duy trì tập tục cha truyền con nối. Những người ngoài dòng họ, không phải con cháu của pà xế trước thì dù có học cao hiểu rộng đến bao nhiêu cũng không được xếp vào hàng ngũ này. Đây là một dấu ấn đặc biệt của giáo lý Bà la môn cổ đại ấn Độ còn đọng lại trong cộng đồng người Chăm theo đạo Bà la môn ở Ninh Thuận.
Có thể nói, mặc dù những quy tắc trong tôn giáo Bà la môn có phần khắt khe. Nhưng, mỗi dân tộc mang trong mình những nét văn hoá riêng, trở thành thuần phong mỹ tục góp phần tạo nên một bức tranh văn hoá nhiều màu sắc của dân tộc Việt Nam.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH MTV ILACA
- Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, K.K1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.
- Số điện thoại: 19008991 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)
- Email: infoilacatravel@gmail.com
- Website: https://ilaca.vn/
- Zalo:0888.246.685 (ILACA)