Mục lục
- Marketing nội bộ là gì? Cách thức xây dựng chiến lược marketing nội bộ đạt hiệu quả
- Marketing nội bộ (Internal Marketing) là gì?
- Vai trò của marketing nội bộ:
- Phạm vi của marketing nội bộ (Internal Marketing):
- Để xây dựng chiến lược marketing nội bộ hiệu quả ta nên làm gì?
- Xây dựng một nền văn hóa “dễ hiểu”:
- Cần phát triển một chiến lược Marketing trong nội bộ cụ thể:
- Hãy luôn giao tiếp:
- Giúp nhân viên luôn được vui vẻ:
- Tổ chức hoạt động và sự kiện ngoài trời:
- Cần có các trang thông tin nội bộ:
- Cần đáp ứng chính sách phúc lợi cho toàn thể nhân viên:
- Tạo dựng môi trường làm việc tốt:
- Cần có những buổi chia sẻ, giao lưu giữa nhân viên và lãnh đạo:
- Sử dụng mạng nội bộ:
- Tận dụng các công cụ giao tiếp trên trực tuyến:
- Tích hợp sử dụng marketing với smartphone:
- Sử dụng kênh video truyền thông:
- Kết luận:
Marketing nội bộ là gì? Cách thức xây dựng chiến lược marketing nội bộ đạt hiệu quả
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và xã hội như ngày nay, Marketing nội bộ được biết đến là khái niệm vô cùng quen thuộc với những tổ chức và doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp dịch vụ trên khắp thế giới. Đối với Việt Nam, hoạt động này cũng ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển. Vậy hoạt động này là gì và cách xây dựng chiến lược như thế nào là hiệu quả?
Mục Lục [Đóng]
Marketing nội bộ (Internal Marketing) là gì?
Marketing nội bộ trong tiếng Anh được gọi là Internal Marketing. Đây cũng chính là những thuật ngữ rất quen thuộc hiện nay
Đây thực chất là việc mà nhà quản trị marketing thực hiện nhằm phát triển một chiến dịch dài hạn về marketing và hướng đến thị trường nội bộ của doanh nghiệp. Chiến dịch này thông thường có sự tương đồng với nhau, đồng thời phù hợp với chương trình Marketing nhắm tới thị trường bên ngoài bao gồm khách hàng và những đối thủ cạnh tranh trực tiếp cũng như gián tiếp của công ty.
Khái niệm này đã được định nghĩa lần đầu vào năm 1976 bởi ông Berry et. al. Khi đó ông nhận thấy hành động của những người giao hàng cũng có thể ảnh hưởng tới cảm nhận của khách hàng về sản phẩm.
Ở thời điểm hiện tại, khái niệm này vô cùng quen thuộc đối với những tổ chức và doanh nghiệp trên thị trường. Đặc biệt là những doanh nghiệp dịch vụ trên khắp thế giới. Đối với Việt Nam ta, hoạt động Marketing này cũng đã và đang ngày càng phát triển.
Bên cạnh đó, hình thức này cũng được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng vào đầu tư và phát triển. Một trong những minh chứng xác thực cho điều này là đã có nhiều doanh nghiệp trên thị trường hiện nay bỏ ra đến hàng tỷ đồng vào mỗi năm để phục vụ cho hoạt động Marketing này.
⇒ Xem thêm:
Marketing dược phẩm là gì? Bí quyết để marketing thành công
Marketing offline là gì? Những điều cần biết về marketing offline
Vai trò của marketing nội bộ:
Marketing nội bộ là hoạt động không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức và doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dịch vụ trên thị trường hiện nay. Để phục vụ cho hoạt động Marketing này, hàng năm đã có những doanh nghiệp phải chi trả đến hàng tỷ đồng là không hiếm.
Vậy tầm quan trọng của hoạt động Marketing này là gì mà những doanh nghiệp sẵn sàng để đầu tư nhiều đến vậy? Đã có bao nhiêu quan điểm về hoạt động Marketing này đang tồn tại song song với nhau. Để giải thích những điều này, hãy cùng tìm hiểu vai trò của Marketing trong nội bộ ngay sau đây.
Giữ chân nhân tài:
Hầu hết các tổ chức và doanh nghiệp hiện nay đều mong muốn sở hữu và tìm kiếm được nguồn nhân sự ưu tú để đem đến hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên không ít trường hợp làm việc sau 1 khoảng thời gian nhân viên giỏi sẽ nhảy việc và tìm kiếm môi trường đầy tiềm năng khác. Chính thực trạng này đã trở thành mối lo ngại của nhiều nhà lãnh đạo.
Một điều không thể phủ nhận của hầu hết tất cả các nhân viên là làm việc vì tiền lương, tiền thưởng. Tuy nhiên để có thể giữ chân được nhân sự cũng như giúp họ gắn kết với nhau và cống hiến nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp, tổ chức thì tiền lương, thưởng không là yếu tố duy nhất.
Đối với thị trường đang ngày càng có nhiều sự cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp về tiền lương, thưởng thì môi trường làm việc chính là điểm cộng cho nhân viên đưa ra quyết định gắn bó lâu dài. Theo đó môi trường làm việc gắn bó giữa những cá nhân và làm việc thân thiện, chú trọng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ cho thấy được doanh nghiệp đó thực sự coi trọng toàn thể nhân viên của họ. Đây cũng chính là nghệ thuật để giữ chân nhân viên giỏi trong hoạt động Marketing này của các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay.
Đẩy mạnh dịch vụ của khách hàng:
Tính đến thời điểm hiện tại, một trong những khái niệm nổi tiếng của Marketing trong nội bộ và đặc biệt là đối với những doanh nghiệp dịch vụ đó chính là: “Mỗi một khách hàng không những được trải nghiệm về sản phẩm hoặc dịch vụ của các công ty dựa trên những giá trị về vật chất, mà còn ở chính những người truyền tải các sản phẩm hoặc dịch vụ đó”. Bất kỳ nhân viên nào của công ty khi thực hiện tương tác với khách hàng sẽ làm tăng hay giảm giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp.
Chính vì vậy nếu như công ty làm tốt được vai trò truyền thông về giá trị của sản phẩm cũng như văn hóa doanh nghiệp tới mỗi nhân viên thì bản thân họ chính là Marketer giúp truyền thông chân thực nhất đến khách hàng.
Một điển hình trên toàn cầu đó chính là Apple khi văn hóa doanh nghiệp của họ chú trọng đến chuyên môn và sự độc đáo. Ngay từ những khâu ban đầu như chọn lọc ứng viên và đào tạo, Apple đã không ngừng quảng bá về văn hóa này. Tại đây Apple luôn thực hiện kỹ càng để nhân viên, những người làm việc với khách hàng trực tiếp nhằm thể hiện chính xác nhất hình ảnh của doanh nghiệp. Khi đó khách hàng đến với Store đều biết được rằng tất cả những nhân viên bán hàng đều là chuyên gia về sản phẩm và luôn có những phản hồi tốt nhất về công ty.
Tạo luồng thông tin được xuyên suốt:
Đối với mỗi tổ chức và doanh nghiệp hiện nay, bất cứ ai làm marketing nội bộ đều là đầu mối thông tin của tổ chức, doanh nghiệp. Khối lượng thông tin của tổ chức và doanh nghiệp mỗi ngày đều vô cùng nhiều. Khi đó hoạt động Marketing này sẽ giúp kết nối giữa lãnh đạo và nhân viên với nhau để thông tin có thể truyền tải được nhiều chiều.
Nhờ vào hoạt động Marketing này sẽ giúp tạo được luồng thông tin xuyên suốt, chính vì vậy mà bản thân lãnh đạo sẽ nằm được toàn bộ tình hình hoạt của bên dưới, những chia sẻ và suy nghĩ của nhân viên. Theo đó, cấp dưới sẽ có cơ hội được giải đáp thắc mắc, lắng nghe và thấy được tiếng nói của mình sẽ có sức mạnh. Từ đó nhận thấy rằng những cố gắng của bản thân được công nhận, làm giảm thiểu tiêu cực, giúp thúc đẩy và phát triển các giá trị tích cực.
Tìm hiểu ngay:
- KOC là gì?
Xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa trong tổ chức, doanh nghiệp:
Đối với Marketing trong nội bộ, một trong những mục đích được xem là quan trọng nhất đó chính là tạo dựng nền văn hóa nội bộ dành riêng cho các tổ chức, doanh nghiệp. Theo đó mỗi thành viên sẽ là hình ảnh thu nhỏ của chính tổ chức và doanh nghiệp đó.
Chính vì vậy tất cả những thành viên trong bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức đều phải chung tay cũng như ý thức được tầm quan trọng của bản thân trong việc củng cố và góp phần xây dựng giá trị văn hóa của doanh nghiệp.
Thông qua việc sử dụng sức mạnh về văn hóa sẽ mang tới hiệu quả trong dài hạn cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí khi thực hiện xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp.
Phạm vi của marketing nội bộ (Internal Marketing):
Đối với nhà quản trị Marketing, đối với việc vận dụng của Marketing nội bộ trong toàn bộ quá trình thực hiện các kế hoạch Marketing sẽ được chia thành nhiều mức độ khác nhau. Bên cạnh đó Internal Marketing cũng chính là chiến lược thực hiện những kế hoạch Marketing và bao gồm các phạm vi sau:
- Tập trung vào phát triển cũng như đưa ra các tiêu chuẩn cao đối với chất lượng của dịch vụ, sự thỏa mãn từ phía khách hàng.
- Chủ yếu sẽ quan tâm tới sự phát triển của những chương trình truyền thông thuộc nội bộ nhằm cung cấp cho toàn thể cán bộ công nhân viên về thông tin cần thiết đồng thời cũng nhận được sự ủng hộ từ họ.
- Được sử dụng như phương pháp có hệ thống quản trị nhân sự và chấp nhận tất cả những cải tiến trong doanh nghiệp.
- Liên quan tới việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho tất cả người sử dụng bên trong của công ty cũng như kế hoạch marketing.
- Là chiến lược để thực hiện những kế hoạch marketing.
Marketing nội bộ chiến lược:
Xét theo thực tế hiện nay, những nhà quản trị Marketing nhận định hoạt động Marketing trong nội bộ này không những là đầu ra đối với quy trình lên kế hoạch cũng như chương trình Marketing đối ngoại mà còn là các dữ liệu đầu vào.
Nhà quản trị Marketing có thể nhờ vào những phân tích thị trường nội bộ để đề xuất cơ hội mới, tài nguyên và nguồn lực Marketing các doanh nghiệp đã bỏ qua nên được khai thác. Những điều này hoàn toàn có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng tới kế hoạch Marketing đối ngoại và quá trình lập kế hoạch.
Marketing nội bộ, chất lượng của dịch vụ:
Tại các chương trình đào tạo về chăm sóc khách hàng cũng như những hoạt động tương tự khác, thông thường sẽ rất dễ bắt gặp nội dung của Marketing trong nội bộ.
Từ những quy trình, rào cản nội bộ sẽ thấy được sự cần thiết cần phải cân nhắc đối với cả môi trường bên ngoài và môi trường nội bộ trong quá trình đo lường sự thỏa mãn từ phía khách hàng và triển khai hệ thống quản lý.
Trên thực tế hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều cần chương trình Internal Marketing được lên kế hoạch cũng như kết cấu chặt chẽ với nhau để có thể đạt được thực hiện đo lường, quản trị sự thỏa mãn khách hàng hiệu quả. Theo đó cần hiểu rõ được mối quan hệ giữa sự thỏa mãn khách hàng bên ngoài và khách hàng nội bộ.
Để so sánh được sự thỏa mãn giữa khách hàng bên ngoài và khách hàng nội bộ sẽ có 4 kịch bản có thể xảy ra là:
- Phấn khích.
- Ghét bỏ.
- Bị ép buộc.
- Hiệp lực.
Marketing nội bộ, truyền thông nội bộ:
Hoạt động Marketing trong nội bộ được xem là những phương tiện để truyền thông vô cùng hữu ích, đây cũng tương tự với việc đào tạo về chăm sóc khách hàng, tập trung vào chất lượng của dịch vụ.
Các dạng thức của Marketing trong nội bộ thông thường sẽ bao gồm:
- Những cuộc thảo luận và các khóa đào tạo nhân viên.
- Những bản tin định kỳ từ phía công ty.
- Các hội thảo thông qua video.
- Những video tương tác.
- Những kênh truyền hình vệ tinh.
- Email,…
Thông qua việc xây dựng những kênh đối thoại nội bộ, khuyến khích tham gia của toàn thể cán bộ ngày càng sâu hơn vào những cách tiếp cận đa dạng như viết blog hoặc bản tin nội bộ trên các website của doanh nghiệp.
Những kỹ thuật truyền đạt này thường rất quan trọng, tuy nhiên cũng có mặt hạn chế là sẽ xảy ra nguy cơ không kiểm soát được. Hướng dẫn và thông báo cho nhân viên sự phát triển chiến lược này sẽ không giống việc giành được sự tham gia và quan tâm từ họ.
Truyền thông chính là một quy trình 2 chiều, cần phải lắng nghe và truyền đạt. Chính những điều này đã giải thích được tại sao việc truyền thông nội bộ không mang đến hiệu quả cao ở một số công ty, tổ chức, doanh nghiệp hiện nay.
Nếu những chương trình truyền thông trong nội bộ chỉ đơn giản là truyền đạt, thuyết phục mà không lắng nghe thì đây chỉ được xem là bán hàng nội bộ và chưa thật sự là Marketing nội bộ.
Marketing nội bộ, quản trị sự đổi mới:
Áp dụng các công cụ phân tích cũng như lập kế hoạch để có thể giải quyết, ngăn ngừa được sự phản kháng và quản lý được quy trình sự thay đổi của doanh nghiệp là những điều mà nhà quản trị về Marketing hiện nay cần phải thực hiện.
Những cá nhân hiện hữu trong doanh nghiệp chính là bắt nguồn của những cải tiến và ý tưởng mới mẻ. Chính vì vậy điều này có thể sẽ vô cùng quan trọng khi hiệu quả chiến lượng Marketing có sự phụ thuộc vào ứng dụng công nghệ và cách thức làm việc mới.
Để xây dựng chiến lược marketing nội bộ hiệu quả ta nên làm gì?
Xây dựng chiến lược Marketing trong nội bộ là yêu cầu cần thiết đối với bất kỳ tổ chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ nào. Chính vì vậy, để có thể xây dựng được chiến lược marketing trong nội bộ hiệu quả cần thực hiện theo những yêu cầu sau.
Xây dựng một nền văn hóa “dễ hiểu”:
Để xây dựng chiến lược Marketing trong nội bộ này được hiệu quả đầu tiên hãy chú trọng đến việc xây dựng một nền văn hóa đặc trưng và dễ hiểu. Theo đó mỗi tổ chức và doanh nghiệp đều sở hữu những nét đặc trưng riêng.
Mỗi tổ chức hoặc doanh nghiệp sẽ sở hữu những nét văn hóa riêng biệt, khác nhau và tượng trưng cho cách thức hoạt động mỗi ngày của doanh nghiệp.
Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không bắt buộc phải độc nhất những điều tiên quyết là phải dễ thực hiện và dễ hiểu. Hãy hiểu rằng để xây dựng chiến lượng Marketing trong nội bộ được hiệu quả cần đảm bảo tất cả mọi người đều theo dõi được trong trạng thái vui vẻ, thoải mái nhất.
Cần phát triển một chiến lược Marketing trong nội bộ cụ thể:
Đối với chiến lược Marketing này, để xây dựng được hiệu quả cần phải phải triển được chiến lược nội bộ cụ thể.
Bên cạnh những chiến lược tiếp thị từ bên ngoài, những chiến lược Marketing trong nội bộ này sẽ quyết định đến mức độ thành công của tổ chức hoặc doanh nghiệp đó.
Chính vì vậy có thể thấy rằng mỗi nằm nhóm Marketing nội bộ đều phải xây dựng những chiến lược cụ thể cho doanh nghiệp như tầm nhìn hoặc nhiệm vụ của doanh nghiệp đó, văn hóa mà doanh nghiệp đó muốn có. Hoặc làm thế nào để mọi người trong tổ chức, doanh nghiệp giao tiếp được với nhau? Các chương trình phát triển và đào tạo nhân sự như thế nào?
Hãy luôn giao tiếp:
Trên thực tế giao tiếp chính là cách thức để mọi người có thể xích lại gần với nhau hơn dù cho trong đời sống hay công việc. Nếu như không có sự tương tác, chia sẻ và trao đổi với nhau thì văn hóa nội bộ sẽ không thể phát huy được toàn bộ chức năng của nó.
Giúp nhân viên luôn được vui vẻ:
Đối với Internal Marketing cần tạo cho nhân viên một bầu không khí vui vẻ và thoải mái trong suốt quá trình làm việc. Theo đó hãy để những ngày làm việc tại tổ chức, doanh nghiệp trở thành những ngày vui vẻ trong cuộc sống thường ngày của tất cả mỗi nhân viên.
Tổ chức hoạt động và sự kiện ngoài trời:
Tổ chức các hoạt động, sự kiện ngoài trời là một trong những cách thức để có thể xây dựng được chiến lược Marketing trong nội bộ hiệu quả nhất hiện nay.
Những chuyến du lịch, nghỉ mát hoặc các hoạt động ngoại khóa từ phía công ty luôn là sự kiện được hầu hết các nhân viên mong đợi nhất mỗi năm. Thông qua việc tổ chức sự kiện này sẽ là thời điểm vô cùng lý tưởng để nhân viên thêm phần gắn bó và trao đổi thông tin với nhau nhiều hơn. Từ đó giúp nhân viên hiểu được nhau hơn cả về công việc cũng như đời sống thường ngày.
Cần có các trang thông tin nội bộ:
Đối với việc Marketing trong nội bộ cần phải có ít nhất một trang thông tin trong nội bộ. Đây chính là hình thức vô cùng phổ biến để xây dựng được luồng thông tin xuyên suốt của bất kỳ tổ chức hoặc doanh nghiệp nào.
Trang thông tin nội bộ có thể có nhiều hình thức đa dạng khác nhau như:
- Các bảng tin được treo ở công ty hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý.
- Các tạp chí nội bộ mỗi tháng.
- Email newsletter nội bộ,…
Thông qua những hình thức khác nhau này để có thể cập nhật được thông tin mới nhất từ tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có thể tổ chức những hoạt động để khuyến khích sự tham gia của nhân viên như đóng góp bài viết, những trò chơi, minigame,…
Cần đáp ứng chính sách phúc lợi cho toàn thể nhân viên:
Những phúc lợi dành cho nhân viên như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là những chế độ bắt buộc và quá quen thuộc nên sẽ không có khả năng động viên và khuyến khích cho nhân viên.
Trong những năm gần đây một số doanh nghiệp đã hỗ trợ bảo hiểm nhân thọ dành cho nhân viên hoặc đóng phí bảo hiểm cho người thân trong gia đình họ. Lợi ích này sẽ giúp nhân viên an tâm về mặt sức khỏe để cống hiến hết mình cho công việc.
Bên cạnh đó nhiều công ty cũng đã cung cấp những chính sách vô cùng hấp dẫn nhờ vào lợi thế kinh doanh ngành của họ. Ví dụ như ngân hàng sẽ có những chính sách ưu đãi để nhân viên vay ngoại tệ trong thời hạn nhất định để kinh doanh. Hoặc những công ty chuyên về vàng bạc đá quý sẽ cho nhân viên vay vàng miếng mà không phải thế chấp tài sản để kinh doanh.
Ngoài những phúc lợi về mặt vật chất thì những hoạt động có tính động viên tinh thần như sinh hoạt tập thể, dã ngoại, tham quan còn khơi dậy được niềm hưng phấn cho nhân viên trong công việc. Đồng thời còn giúp gắn bó quan hệ và nâng cao tinh thần của nhân viên trong công ty.
Tạo dựng môi trường làm việc tốt:
Để có thể xây dựng được chiến lược Marketing này được hiệu quả các tổ chức cũng như doanh nghiệp cũng nên tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên. Việc xây dựng môi trường làm việc tốt là động lực để khai thác được hiệu quả làm việc tối đa của nhân viên.
Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, tiên tiến là phải sắp xếp được không gian cũng như điều kiện làm việc được hợp lý, tổ chức quy chế, chỉ đạo công việc để nhân viên phát huy được hết khả năng của bản thân trong công việc độc lập và làm việc nhóm.
Ngoài ra môi trường làm việc cũng bao gồm văn hóa và danh tiếng của công ty. Một trong những ví dụ điển hình là tất cả công ty có danh tiếng hoặc có văn hóa công ty nổi bật sẽ ít xảy ra biến động về nhân sự.
Cần có những buổi chia sẻ, giao lưu giữa nhân viên và lãnh đạo:
Để xây dựng chiến lược marketing trong nội bộ được hiệu quả, mỗi tổ chức hoặc doanh nghiệp cần có những buổi chia sẻ trực tiếp hoặc gián tiếp giữa nhân viên với lãnh đạo trong những trường hợp cụ thể khác nhau.
Hoạt động này sẽ giúp xóa bỏ khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên với nhau. Từ đó giúp toàn thể cán bộ, nhân viên, cấp dưới cảm nhận được sự trân trọng và yêu thích môi trường làm việc này. Việc tổ chức những buổi chia sẻ giữa lãnh đạo và nhân viên sẽ giúp bạn có cơ hội gần gũi, giao tiếp trực tiếp cũng như hiểu hơn được lãnh đạo của mình.
Sử dụng mạng nội bộ:
Sử dụng mạng nội bộ là một trong những cách thức góp phần xây dựng được những chiến lược Marketing về nội bộ được hiệu quả hơn.
Ngày nay mạng xã hội được biết đến là một trong những công cụ hiện đại, tiết kiệm và tối ưu nhất khi tất cả các cán bộ, nhân viên có nhu cầu trao đổi công việc với nhau ở bất kỳ nơi nào và bất cứ thời gian nào. Những phần mềm thông dụng như Facebook, Messenger, Zalo, Viber, Instagram,… đều sở hữu những tính năng hỗ trợ quản lý hiệu suất cho công việc được tối đa, giúp tăng lượt tương tác giữa nhân viên cũng như minh bạch hóa tất cả các thông tin.
Những Marketers nội bộ hoàn toàn có thể tận dụng các trang mạng xã hội để gửi lời chúc đến nhân viên trong những dịp đặc biệt như ngày 8/3, ngày thành lập công ty, ngày 20/10, thông báo lương tháng hoặc gửi những lời mời dự tiệc từ công ty,… Đây là những hạng mục quan trọng và không thể thiếu trong suốt quá trình chăm sóc cho nhân viên của mình.
Tận dụng các công cụ giao tiếp trên trực tuyến:
Đối với việc tận dụng những công cụ giao tiếp trực tuyến, nhà lãnh đạo hoàn toàn có thể trao đổi với toàn thể nhân viên tất cả các vấn đề ngay cả khi không có mặt ở văn phòng. Bằng việc sử dụng những ứng dụng để chat hay gọi video trực tuyến thông qua Facebook, Messenger, Zalo, Skype hoặc Google Meet,…
Đây được biết đến là những phương thức truyền thông vừa có khả năng tiết kiệm được chi phí vừa đảm bảo được sự kết nối thuận tiện nhất giữa mọi người.
Tích hợp sử dụng marketing với smartphone:
Đối với việc tích hợp Marketing và Smartphone, tổ chức, doanh nghiệp cần phải đảm bảo cổng thông tin có thể truy cập được trên cả smartphone để toàn thể cán bộ, nhân viên có thể nhận thông tin sớm nhất khi có bất kỳ sự kiện mới nào diễn ra.
Tính đến thời điểm hiện tại có 2 cách thức để tiến hành gửi thông tin nhanh chóng đến cho nhân viên là:
- Website doanh nghiệp
- Trang Fanpage
- Tin nhắn SMS
Bên cạnh đó đội ngũ truyền thông cũng cần thường xuyên cập nhật thông tin để tăng tính tương tác với toàn thể nhân viên.
Sử dụng kênh video truyền thông:
Sử dụng kênh video truyền thông như các đoạn ghi hình ngắn về hoạt động ngoại khóa từ công ty, cận cảnh những công việc thường nhật trong văn phòng, phỏng vấn CEO,… kèm theo đó là một đoạn nhạc dạo dễ nghe sẽ giúp người xem có thêm năng lượng tích cực khi làm việc.
Với những hình ảnh, âm thanh sống động, thực tế lôi cuốn người xem, có thể nhận thấy video là phương pháp giúp tiếp cận đến nhân viên được nhanh chóng và tốt nhất. Chính vì vậy mà những nhà truyền thông nội bộ thường xuyên sử dụng cách thức này để giúp nhân viên có động lực hơn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
Kết luận:
Ngày nay, Marketing nội bộ là khái niệm vô cùng quen thuộc và dần trở thành những hoạt động quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp. Là giá trị cốt lõi để tạo nên sản phẩm và dịch vụ chất lượng cho doanh nghiệp. Thực hiện tốt quá trình Marketing này sẽ giúp gắn kết và phát triển các mối quan hệ trong doanh nghiệp được tốt hơn, mang đến lợi thế lớn trong việc quản trị nhân sự. Bạn có thể truy cập vào MTV ILACA để xem nhiều kiến thức về marketing hay bạn nhé!
CÔNG TY TNHH MTV ILACA.
Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, K.K1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.
Số Điện Thoại: 19008991 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)
Email: infoilacatravel@gmail.com
Website: https://ilaca.vn/
Zalo:0888.246.685 (ILACA)