Thiền viện Vạn Hạnh là một trong hai thiền viện lâu đời nhất tại Đà Lạt, không chỉ đáp ứng nhu cầu lễ chùa, cầu an mà còn là điểm tham quan hấp dẫn cho du khách. Đây là một “tọa độ” không thể thiếu trong cẩm nang du lịch Đà Lạt. Khi đến thăm thiền viện, du khách có thể vãn cảnh chùa, cầu an và phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh thành phố mù sương. Khung cảnh hữu tình và yên bình tại đây chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ và thú vị.

Để có thêm thông tin giúp chuyến đi thuận lợi, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ILACA hoặc liên hệ Hotline: 0797 902 282 để được tư vấn tour miễn phí nhé!

1. Đôi nét về Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt

Cùng với Thiền viện Trúc Lâm, Thiền viện Vạn Hạnh là một trong hai thiền viện lớn nhất và là biểu tượng của thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Du khách đến thăm Thiền viện không chỉ để dâng lễ cầu an mà còn để tận hưởng sự tĩnh lặng của chốn cửa Phật, hòa mình vào khung cảnh bình yên và nên thơ. Nơi đây mang đến cho du khách cảm giác thư thái và an yên trong tâm hồn.

1.1. Địa chỉ Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt

  • Địa chỉ: 39 Phù Đổng Thiên Vương – Phường 8 – Đà Lạt – Lâm Đồng

Thiền viện Vạn Hạnh nằm ngay trên con đường Phù Đổng Thiên Vương tấp nập. Với vị trí ngay trung tâm thành phố Đà Lạt, du khách có thể dễ dàng đến đây bằng nhiều phương tiện như xe máy, taxi, đi bộ hoặc xe đạp.

Từ trung tâm thành phố, bạn chỉ mất khoảng 10 phút đi xe để đến với Thiền viện Vạn Hạnh
Từ trung tâm thành phố, bạn chỉ mất khoảng 10 phút đi xe để đến với Thiền viện Vạn Hạnh

Có nhiều con đường dẫn đến Thiền viện Vạn Hạnh, nhưng để tiết kiệm thời gian, bạn nên bắt đầu từ chợ Đà Lạt trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Từ đây, hãy đi theo đường Bà Huyện Thanh Quan. Khi đến đường Đinh Tiên Hoàng, bạn tiếp tục đi thẳng và rẽ vào đường Phù Đổng Thiên Vương. Chạy hết con đường này, bạn sẽ gặp một con dốc, rẽ phải để đến cổng Thiền viện Vạn Hạnh.

1.2. Giờ mở cửa và giá vé tham quan

  • Giờ mở cửa: 07:00 – 17:00 hàng ngày
  • Giá vé tham quan: Miễn phí

Thiền viện Vạn Hạnh là một điểm du lịch tâm linh không thu phí vé vào cổng và luôn mở cửa chào đón du khách đến tham quan. Tuy nhiên, đây cũng là nơi sinh sống và tu hành của trụ trì cùng các tăng ni, Phật tử. Vì vậy, để tránh làm ảnh hưởng đến nếp sống và sinh hoạt của Thiền viện, du khách nên đến thăm chùa trong khoảng thời gian từ 07:00 đến 17:00.

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển Thiền viện

Mặc dù Thiền viện Vạn Hạnh là một trong những biểu tượng của thành phố Đà Lạt, nhưng không phải ai cũng biết rõ về lịch sử hình thành và phát triển của ngôi chùa này. Hãy cùng tìm hiểu qua những cột mốc quan trọng sau:

  • Năm 1952: Thiền viện Vạn Hạnh được xây dựng với tên gọi ban đầu là Niệm Phật Đường Đông Thành.
  • Năm 1992: Chùa Vạn Hạnh chính thức đổi tên thành Thiền viện Vạn Hạnh.
  • Cuối năm 1994: Bắt đầu công cuộc xây dựng và tu tạo lại các công trình chính và khuôn viên xung quanh Thiền viện.
  • Năm 2002: Lễ đúc tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu được diễn ra.

Trải qua hơn 70 năm, qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa, Thiền viện Vạn Hạnh ngày càng trở nên khang trang và hiện đại, xứng đáng là biểu tượng Phật giáo của Đà Lạt.

Thiền viện Vạn Hạnh - ngôi chùa thiêng hơn 70 năm tuổi của Đà Lạt
Thiền viện Vạn Hạnh – ngôi chùa thiêng hơn 70 năm tuổi của Đà Lạt

2. Tham quan Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt có gì?

Để hành trình đến với chốn Thiền Môn Vạn Hạnh ghi đậm dấu ấn và ý nghĩa, du khách nên trải nghiệm các hoạt động tham quan thú vị sau đây:

2.1. Kiến trúc cổ đậm dấu ấn Phật giáo

Thiền viện Vạn Hạnh nằm giữa trung tâm thành phố nhộn nhịp nhưng vẫn giữ được sự yên bình và thanh tịnh đặc trưng của không gian tu tập. Kiến trúc của thiền viện kết hợp giữa phong cách cổ xưa và hiện đại, pha trộn với những giá trị Phật giáo truyền thống. Các hạng mục nổi bật trong kiến trúc của Thiền viện bao gồm:

  • Cổng chào: Được làm hoàn toàn bằng gỗ quý với lối kiến trúc cổ điển, cổng chào có ba lối vào với hai tầng mái xếp chồng lên nhau. Điểm nhấn của cổng nằm ở phần mái với các chi tiết rồng phượng và hoa văn chạm khắc tinh xảo, tôn lên vẻ đẹp uy nghiêm và sang trọng.
  • Phần mái: Tương tự như cổng chào, phần mái của Thiền viện được trang trí bằng hoa văn rồng phượng, một hình ảnh đặc trưng của kiến trúc Phật giáo, tạo nên sự hài hòa và uy nghiêm.
  • Khu chánh điện: Đây là khu vực tổ chức các sự kiện quan trọng và được thiết kế đồ sộ, nguy nga. Bước vào chánh điện, bạn sẽ được chiêm ngưỡng pho tượng Đức Phật Thích Ca lớn, cùng với nhiều bức phù điêu tái hiện cuộc đời của Ngài. Chánh điện cũng là nơi bày trí các pho tượng Bồ Tát Chuẩn Đề, Phật Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Đạt Ma và Phật Bồ Tát Di Lặc.

Với những nét kiến trúc đặc sắc và không gian thanh tịnh, Thiền viện Vạn Hạnh là một điểm đến không thể bỏ qua khi bạn đến thăm Đà Lạt.

2.2. Bức tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu lớn nhất Đà Lạt

Nếu như chùa Linh Quang nổi tiếng với pho tượng Quan Thế Âm trên thân rồng dài 100m, đường kính 2m, thì Thiền viện Vạn Hạnh lại đặc sắc với bức tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu, cao tới 24m và rộng 20m. Đây là biểu tượng đặc trưng của Thiền Tông, với Đức Phật tay phải cầm hoa sen, được đặt trên một đài hoa sen lớn, phía dưới là một ngọn giả sơn đồ sộ.

2.3. Bảo tàng lưu giữ những cổ vật có giá trị lịch sử

Thiền viện Vạn Hạnh không chỉ là nơi để tham quan, lễ bái và cầu bình an, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử quý giá. Du khách muốn tìm hiểu về lịch sử Phật giáo có thể đến bảo tàng của Thiền viện để chiêm ngưỡng những đồ vật mang đậm dấu ấn thời gian như chiêng đồng, chuông đồng, và tượng ngọc bích.

Lắng nghe thuyết minh Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt để hiểu hơn về giá trị lịch sử của ngôi chùa thiêng
Lắng nghe thuyết minh Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt để hiểu hơn về giá trị lịch sử của ngôi chùa thiêng

2.4. Khuôn viên đẹp, linh thiêng với nhiều bức tượng Phật

Ngoài kiến trúc độc đáo mang đậm sắc thái Phật giáo của khu chánh điện, nhiều du khách còn ấn tượng với khuôn viên xanh mát tại vườn Lâm Tỳ Ni và các bức tượng Phật Bồ Tát Di Lặc được chạm khắc tinh xảo.

2.5. Vườn sen đá, xương rồng xanh tươi

Thiền viện Vạn Hạnh sở hữu một vườn sen đá và xương rồng tuyệt đẹp, làm say lòng bao người. Dưới khí hậu mát mẻ của Đà Lạt, không gian thanh cao và trang nghiêm của Thiền viện Vạn Hạnh càng thêm phần yên bình, trong lành nhờ vào vườn sen đá xanh tươi.

3. Kinh nghiệm đi Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt

  • Thiền viện nằm ở lưng chừng dốc và khuôn viên khá rộng, vì vậy quãng đường đi bộ có thể khá xa. Du khách nên mang theo nón, mũ hoặc ô để che nắng và mưa.
  • Hãy tự bảo quản tư trang cá nhân để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.
  • Mặc trang phục lịch sự, kín đáo khi vào khuôn viên Thiền viện.
  • Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi.
  • Không lấy bất kỳ đồ vật nào trong chùa khi chưa được sự cho phép.
  • Không nói chuyện lớn tiếng, không gây mất trật tự trong khi lễ chùa.
  • Đừng quên chụp lại những bức ảnh đẹp tại Thiền viện Vạn Hạnh để làm kỷ niệm.
Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt
Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt

4. Những địa điểm du lịch thú vị gần Thiền viện

Để hành trình du lịch Đà Lạt thêm phần thú vị và ý nghĩa, du khách nên kết hợp tham quan Thiền viện Vạn Hạnh cùng một số địa điểm nổi tiếng gần trung tâm thành phố như:

  • Trường Đại Học Đà Lạt: Được mệnh danh là “thiên đường” sống ảo không góc chết của giới trẻ. Những hàng bạch đàn và tùng bách nối dài thẳng tắp, kết hợp với tiết trời sương mù đặc trưng chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những tấm hình triệu like.
  • Thung lũng Tình Yêu: Đúng như tên gọi, Thung lũng Tình Yêu là một khu du lịch lãng mạn, ngọt ngào. Phong cảnh hữu tình cùng các tiểu cảnh được thiết kế đặc biệt cho các cặp đôi chụp hình sẽ làm cho tình yêu của bạn thêm phần gắn kết.
  • Đồi Mộng Mơ Đà Lạt: Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn “đưa nhau đi trốn” trong không gian mù sương của Đà Lạt. Khuôn viên rộng lớn với nhiều điểm đến hấp dẫn như Vạn Lý Trường Thành, cây tình yêu, Đồi Trịnh Công Sơn, Thác Vàng, và Bảo tàng Chóe.
  • Dinh Bảo Đại III: Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng thiết kế dinh thự nguy nga theo phong cách Pháp. Nếu bạn là một tín đồ “sống ảo” thì không thể bỏ qua cơ hội ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất tại Dinh Bảo Đại III.
  • Vườn dâu Đà Lạt: Các vườn dâu được trồng theo quy trình công nghệ cao, cho ra những quả chín mọng, đỏ đẹp mắt. Du khách có thể tham quan và thưởng thức dâu tươi ngay tại vườn.

Đến với Thiền viện Vạn Hạnh, bạn không chỉ được tận hưởng không gian Thiền định thanh tịnh mà còn có cơ hội khám phá những giá trị lịch sử tại bảo tàng và chiêm ngưỡng bức tượng Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu đồ sộ. Hy vọng những thông tin trên sẽ là cẩm nang hữu ích giúp bạn chuẩn bị cho chuyến đi Đà Lạt thêm phần vui vẻ và trọn vẹn!

Mọi chi tiết xin liên hệ : 

  • CÔNG TY TNHH MTV ILACA
  • Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, KP.1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.
  • Số Điện Thoại: 0797 902 282 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)
  • Email: saleninhthuantravel@gmail.com
  • Website: https://ilaca.vn/
  • Zalo: 0797.902.282 (Ninh Thuận Travel) – 0888.246.685 (ILACA)